Informations de base
Mises à jour récentes
  • CHÚNG TÔI IN RẤT NHIỀU HÌNH PHẬT, RẤT NHIỀU DANH HIỆU PHẬT, ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐEM DÁN KHẮP NƠI, KHIẾN CHO QUÝ VỊ TRONG MƯỜI HAI THỜI, MẮT CÓ THỂ TIẾP XÚC, TAI CÓ THỂ NGHE. CHÚNG TÔI DÙNG MÁY NIỆM PHẬT, DÙNG BĂNG THÂU ÂM, KHÔNG GÌ CHẲNG NHẰM THỜI THỜI KHẮC KHẮC NHẮC NHỞ QUÝ VỊ QUAY ĐẦU! VỌNG NIỆM THỨ NHẤT DẤY LÊN, VỌNG NIỆM THỨ HAI BÈN TRỞ VỀ A DI ĐÀ PHẬT.

    Phải biết khắc phục phiền não của chính mình, khắc phục dục vọng của chính mình.

    Hễ có những chuyện xung động, dẫn khởi [phiền não, dục vọng], chính mình phải ngay lập tức nghĩ đến hậu quả, hậu quả của tham, sân, si, mạn là trong tam đồ. Cổ nhân nói là “đao đầu thỉ mật” (nếm mật ở lưỡi đao): Đao sắc bén, trên lưỡi đao bôi một chút mật, quý vị liếm nó, nếm vị ngọt thì lưỡi cũng bị xén đứt, cái được chẳng thể bù nổi cái mất.

    Huống hồ có phải là có chân lạc hay không?

    Quyết định là chẳng có, những gì quý vị đạt được đều là khổ. Những gì đạt được trong hiện tiền là khổ, tương lai càng khổ hơn, có mấy ai biết? Người thế gian mê hoặc, điên đảo, chẳng biết đó là khổ, ngỡ khổ là chuyện vui, mai sau còn có nỗi khổ to tát đang chờ đợi họ, chính là quả báo trong tam đồ. Chỉ có Tam Thừa, đó là [những bậc] Chánh Giác,Chánh Đẳng Chánh Giác, họ không mê, đã hiểu rõ, cho nên trong tâm họ vừa khởi tâm động niệm, bèn lập tức có thể chế phục. Niệm thứ nhất là vọng niệm, không sao cả, cổ nhân thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, quý vị phải giác nhanh chóng! Niệm thứ hai là giác, ý niệm bèn chuyển, người niệm Phật chúng ta chuyển niệm thứ hai thành A Di Đà Phật.

    Trong xã hội hiện tại, sức dụ dỗ, mê hoặc quá lớn, cơ hội quá nhiều, nên tôi nói với người khác: Trong gia đình, hễ là những nơi thường xuyên hoạt động ở đó, hãy dán hình Phật, Bồ Tát khắp nơi. Đừng nghĩ làm như vậy là thiếu cung kính, chẳng có gì thiếu cung kính! [Làm như vậy] để thời thời khắc khắc cảnh giác chính mình, ta sẽ quay đầu.

    Như vậy là đúng. Chúng tôi in rất nhiều tượng Phật, rất nhiều danh hiệu Phật, để mọi người đem dán khắp nơi, khiến cho quý vị trong mười hai thời, mắt có thể tiếp xúc, tai có thể nghe. Chúng ta dùng máy niệm Phật, dùng băng thâu âm, không gì chẳng nhằm thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị quay đầu! Vọng niệm thứ nhất dấy lên, vọng niệm thứ hai bèn trở về A Di Đà Phật.

    Nếu nghi ngại là cung kính hay chẳng cung kính thì nói cách khác, vọng niệm của quý vị sẽ tăng trưởng; đó chẳng phải là ý nghĩa của Phật. Ý nghĩa của Phật là mong cho chúng ta trong mười hai thời thân tâm thanh tịnh. Do vậy, phải hiểu ý nghĩa thật sự và tầm trọng yếu của việc chế phục phiền não.

    A DI ĐÀ SỚ SAO DIỄN NGHĨA
    阿彌陀經疏鈔演義: Phần 101
    Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
    Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong
    XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT _()_
    CHÚNG TÔI IN RẤT NHIỀU HÌNH PHẬT, RẤT NHIỀU DANH HIỆU PHẬT, ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐEM DÁN KHẮP NƠI, KHIẾN CHO QUÝ VỊ TRONG MƯỜI HAI THỜI, MẮT CÓ THỂ TIẾP XÚC, TAI CÓ THỂ NGHE. CHÚNG TÔI DÙNG MÁY NIỆM PHẬT, DÙNG BĂNG THÂU ÂM, KHÔNG GÌ CHẲNG NHẰM THỜI THỜI KHẮC KHẮC NHẮC NHỞ QUÝ VỊ QUAY ĐẦU! VỌNG NIỆM THỨ NHẤT DẤY LÊN, VỌNG NIỆM THỨ HAI BÈN TRỞ VỀ A DI ĐÀ PHẬT. Phải biết khắc phục phiền não của chính mình, khắc phục dục vọng của chính mình. Hễ có những chuyện xung động, dẫn khởi [phiền não, dục vọng], chính mình phải ngay lập tức nghĩ đến hậu quả, hậu quả của tham, sân, si, mạn là trong tam đồ. Cổ nhân nói là “đao đầu thỉ mật” (nếm mật ở lưỡi đao): Đao sắc bén, trên lưỡi đao bôi một chút mật, quý vị liếm nó, nếm vị ngọt thì lưỡi cũng bị xén đứt, cái được chẳng thể bù nổi cái mất. Huống hồ có phải là có chân lạc hay không? Quyết định là chẳng có, những gì quý vị đạt được đều là khổ. Những gì đạt được trong hiện tiền là khổ, tương lai càng khổ hơn, có mấy ai biết? Người thế gian mê hoặc, điên đảo, chẳng biết đó là khổ, ngỡ khổ là chuyện vui, mai sau còn có nỗi khổ to tát đang chờ đợi họ, chính là quả báo trong tam đồ. Chỉ có Tam Thừa, đó là [những bậc] Chánh Giác,Chánh Đẳng Chánh Giác, họ không mê, đã hiểu rõ, cho nên trong tâm họ vừa khởi tâm động niệm, bèn lập tức có thể chế phục. Niệm thứ nhất là vọng niệm, không sao cả, cổ nhân thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, quý vị phải giác nhanh chóng! Niệm thứ hai là giác, ý niệm bèn chuyển, người niệm Phật chúng ta chuyển niệm thứ hai thành A Di Đà Phật. Trong xã hội hiện tại, sức dụ dỗ, mê hoặc quá lớn, cơ hội quá nhiều, nên tôi nói với người khác: Trong gia đình, hễ là những nơi thường xuyên hoạt động ở đó, hãy dán hình Phật, Bồ Tát khắp nơi. Đừng nghĩ làm như vậy là thiếu cung kính, chẳng có gì thiếu cung kính! [Làm như vậy] để thời thời khắc khắc cảnh giác chính mình, ta sẽ quay đầu. Như vậy là đúng. Chúng tôi in rất nhiều tượng Phật, rất nhiều danh hiệu Phật, để mọi người đem dán khắp nơi, khiến cho quý vị trong mười hai thời, mắt có thể tiếp xúc, tai có thể nghe. Chúng ta dùng máy niệm Phật, dùng băng thâu âm, không gì chẳng nhằm thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị quay đầu! Vọng niệm thứ nhất dấy lên, vọng niệm thứ hai bèn trở về A Di Đà Phật. Nếu nghi ngại là cung kính hay chẳng cung kính thì nói cách khác, vọng niệm của quý vị sẽ tăng trưởng; đó chẳng phải là ý nghĩa của Phật. Ý nghĩa của Phật là mong cho chúng ta trong mười hai thời thân tâm thanh tịnh. Do vậy, phải hiểu ý nghĩa thật sự và tầm trọng yếu của việc chế phục phiền não. A DI ĐÀ SỚ SAO DIỄN NGHĨA 阿彌陀經疏鈔演義: Phần 101 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT _()_
    1 Commentaires 0 parts
  • 1
    1 Commentaires 0 parts
  • 1
    0 Commentaires 0 parts
  • 1
    0 Commentaires 0 parts
  • 0 Commentaires 0 parts
Plus de lecture