Chuyên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật_ cầu sanh Tịnh Độ
Informazioni di base
Aggiornamenti recenti
  • NĂM XƯA THÍCH CA MÂU NI PHẬT LÃNH ĐẠO MỌI NGƯỜI TU HÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

    Các vị ở trong Kinh điển tỉ mỉ quán sát, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời không có bất cứ nghi qui nào. Chúng ta ngày nay học Phật còn phải làm hai thời khóa sớm tối, Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời không nghe nói có thời khóa sớm tối, Phật chỉ là vì mọi người lên lớp, giải đáp nghi vấn của mọi người. Tu hành là ở cá nhân. Cách tu thế nào? Cũng không ngoài kiểm điểm lỗi lầm của chính mình, cải đổi lỗi lầm của chính mình, chính hai cái nguyên tắc này. Biết được lỗi lầm của chính mình là giác ngộ, không biết được lỗi lầm của chính mình là mê hoặc. Tu hành là tu sửa tư tưởng hành vi sai lầm. Bạn hoàn toàn không biết đối với tư tưởng hành vi sai lầm của chính mình, bạn từ chỗ nào mà tu sửa? Bạn vĩnh viễn không thể nào tu hành. Cho nên, vạn nhất không nên hiểu lầm là mỗi ngày ta đọc mấy quyển Kinh gọi là tu hành, ta niệm mấy câu Phật hiệu gọi là tu hành, ngồi kiết già tham thiền gọi là tu hành, đây là toàn thuộc về hình thức, không có thật chất. Đạo lý này phải hiểu.(Trích giảng kinh Vlt-tập 210)
    NĂM XƯA THÍCH CA MÂU NI PHẬT LÃNH ĐẠO MỌI NGƯỜI TU HÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Các vị ở trong Kinh điển tỉ mỉ quán sát, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời không có bất cứ nghi qui nào. Chúng ta ngày nay học Phật còn phải làm hai thời khóa sớm tối, Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời không nghe nói có thời khóa sớm tối, Phật chỉ là vì mọi người lên lớp, giải đáp nghi vấn của mọi người. Tu hành là ở cá nhân. Cách tu thế nào? Cũng không ngoài kiểm điểm lỗi lầm của chính mình, cải đổi lỗi lầm của chính mình, chính hai cái nguyên tắc này. Biết được lỗi lầm của chính mình là giác ngộ, không biết được lỗi lầm của chính mình là mê hoặc. Tu hành là tu sửa tư tưởng hành vi sai lầm. Bạn hoàn toàn không biết đối với tư tưởng hành vi sai lầm của chính mình, bạn từ chỗ nào mà tu sửa? Bạn vĩnh viễn không thể nào tu hành. Cho nên, vạn nhất không nên hiểu lầm là mỗi ngày ta đọc mấy quyển Kinh gọi là tu hành, ta niệm mấy câu Phật hiệu gọi là tu hành, ngồi kiết già tham thiền gọi là tu hành, đây là toàn thuộc về hình thức, không có thật chất. Đạo lý này phải hiểu.(Trích giảng kinh Vlt-tập 210)
    3
    0 Commenti 0 condivisioni
  • CÂU A DI ĐÀ PHẬT_TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ ĐIỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT!
    🧘🧘🧘

    _Hiện nay người già khắp nơi rất cô đơn, nếu có thể đặt trọn tâm tư vào câu Phật hiệu, để tâm mình tương ưng với tâm Phật thì liền được thoát khổ, giải sầu. Con cái không được như ý muốn, làm thế nào để không khổ não, chính là niệm A DI ĐÀ PHẬT, niệm quen rồi sẽ không nghĩ đến chuyện thế gian nữa, như vậy sẽ hết khổ ngay. Ngược lại, không niệm A DI ĐÀ PHẬT, tâm không chỗ nương tựa, luôn duyên theo chuyện con cái như thế sẽ rất khổ. Do đó cần phải đổi tâm trở lại để không ngừng niệm Phật, được sự gia trì của Phật rót vào trong tâm, tâm trạng trở nên rất tốt, rất vui vì có chỗ nương tựa.

    Rất nhiều những người già quanh năm niệm Phật, tai thính mắt sáng, sự suy tư rất minh mẫn sáng suốt, và lại cuộc sống có niềm hy vọng, không bị tuyệt vọng bởi cái chết. Cho nên niệm Phật là một pháp môn đại an lạc! Vừa nghĩ đến lúc lâm chung có A DI ĐÀ PHẬT tới đón, nghĩ đến việc siêng tu của mình chắc chắn được vãng sanh, trong tâm liền tràn đầy niềm tin và với tất cả niềm vui ở trong lòng. Người khi về già trong tâm không còn buồn khổ, tuy thân thể khó tránh một số bệnh khổ, nhưng có câu Phật hiệu rồi sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Có thể niệm A DI ĐÀ PHẬT thì có tương lai, có hy vọng. Nếu không niệm Phật, khó mà tránh khỏi những thứ khổ từ các phương diện đưa tới, đặc biệt là sự buồn tẻ cô đơn, sự tuyệt vọng sợ hãi, làm cách nào để trực diện, để giải quyết.

    Xã hội ngày nay khác với xã hội ngày xưa. Ngày xưa còn có mấy đời từ ông cố đến cháu ở cùng với nhau, thời đại ngày nay người già càng lúc càng cô độc, con cái đa phần là bất hiếu rất ít sống chung, qua lại thăm viếng người già. Tuy nhiên chúng ta có câu Phật hiệu thì không sợ, vì từng ý niệm của chúng ta đều ở với Phật, những thứ vừa nói sẽ không thành vấn đề nữa, người già sở dĩ cảm thấy đơn chiếc là do tư tưởng của chúng ta không mở rộng, không có điểm tựa, lại nhìn thấy con cái bất hiếu không đến thăm viếng, không nói chuyện với mình, trong tâm cảm thấy lạnh lẽo trống vắng! Nếu có thể đặt hết tâm tư ở nơi Phật, một lòng một dạ nương tựa Phật, Phật sẽ không chê bỏ chúng ta, như thế tâm ta sẽ nhẹ nhàng, vui vẻ, trong sáng, niềm vui này không cần điều kiện bên ngoài ban cho, chỉ cần trong tâm luôn giữ câu Phật hiệu, đây chính là linh đơn hoan hỷ.

    Có người lúc về già đạt được niềm an vui mà suốt trong mấy mươi năm qua không đạt được. Niềm vui này không phải do con biết hiếu thảo hoặc được món ăn ngon, cũng chẳng phải do quần áo mặc đẹp hay được ở nhà sang trọng mà có. Niềm an vui này không có niềm vui nào cả thế gian có thể sánh bằng. Cho nên phải biết làm người già có trí huệ, phải biết đặt tâm ở câu A DI ĐÀ PHẬT, tất cả mọi vấn đề đều có thể giải quyết.

    Lại nữa người già có thể mắc những bệnh mãn tính, bệnh lãng trí, tai biến mạch máu não, làm cách nào để đề phòng? Vẫn là một lòng một dạ niệm A DI ĐÀ PHẬT, cầu nguyện A DI ĐÀ PHẬT, cầu Phật gia hộ, nếu hết lòng nương tựa Phật tuổi già của mình sẽ thuận lợi rất nhiều. A DI ĐÀ PHẬT từ bi, khi lâm chung có thể khiến bạn chánh niệm phân minh, đương nhiên trước lúc lâm chung cũng có thể giúp bạn tránh được những bệnh tật trên, thế nhưng bạn phải tự mình chịu làm mới được.

    Cho nên tuổi già rồi chớ có lo chuyện thế gian nhiều quá. Ấn Tổ khai thị là: “Phàm chuyện sanh kế của gia đình, chuyện con cháu nên để qua một bên. Tỷ như: Nếu ta lúc 60 tuổi qua đời, thì con cháu đến nay nó vẫn tiếp tục làm người phải không? Bây giờ ta chỉ lo niệm Phật liễu sanh tử, vốn chúng không thể giúp ta giải quyết việc sanh tử, há gì ta lại vì chúng mà ảnh hưởng đến việc đại sự của mình? Nếu bạn nghĩ được như vậy, tự nhiên sẽ nhất tâm mà niệm Phật.(TRÍCH NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN)
    CÂU A DI ĐÀ PHẬT_TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ ĐIỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT! 🧘🧘🧘 _Hiện nay người già khắp nơi rất cô đơn, nếu có thể đặt trọn tâm tư vào câu Phật hiệu, để tâm mình tương ưng với tâm Phật thì liền được thoát khổ, giải sầu. Con cái không được như ý muốn, làm thế nào để không khổ não, chính là niệm A DI ĐÀ PHẬT, niệm quen rồi sẽ không nghĩ đến chuyện thế gian nữa, như vậy sẽ hết khổ ngay. Ngược lại, không niệm A DI ĐÀ PHẬT, tâm không chỗ nương tựa, luôn duyên theo chuyện con cái như thế sẽ rất khổ. Do đó cần phải đổi tâm trở lại để không ngừng niệm Phật, được sự gia trì của Phật rót vào trong tâm, tâm trạng trở nên rất tốt, rất vui vì có chỗ nương tựa. Rất nhiều những người già quanh năm niệm Phật, tai thính mắt sáng, sự suy tư rất minh mẫn sáng suốt, và lại cuộc sống có niềm hy vọng, không bị tuyệt vọng bởi cái chết. Cho nên niệm Phật là một pháp môn đại an lạc! Vừa nghĩ đến lúc lâm chung có A DI ĐÀ PHẬT tới đón, nghĩ đến việc siêng tu của mình chắc chắn được vãng sanh, trong tâm liền tràn đầy niềm tin và với tất cả niềm vui ở trong lòng. Người khi về già trong tâm không còn buồn khổ, tuy thân thể khó tránh một số bệnh khổ, nhưng có câu Phật hiệu rồi sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Có thể niệm A DI ĐÀ PHẬT thì có tương lai, có hy vọng. Nếu không niệm Phật, khó mà tránh khỏi những thứ khổ từ các phương diện đưa tới, đặc biệt là sự buồn tẻ cô đơn, sự tuyệt vọng sợ hãi, làm cách nào để trực diện, để giải quyết. Xã hội ngày nay khác với xã hội ngày xưa. Ngày xưa còn có mấy đời từ ông cố đến cháu ở cùng với nhau, thời đại ngày nay người già càng lúc càng cô độc, con cái đa phần là bất hiếu rất ít sống chung, qua lại thăm viếng người già. Tuy nhiên chúng ta có câu Phật hiệu thì không sợ, vì từng ý niệm của chúng ta đều ở với Phật, những thứ vừa nói sẽ không thành vấn đề nữa, người già sở dĩ cảm thấy đơn chiếc là do tư tưởng của chúng ta không mở rộng, không có điểm tựa, lại nhìn thấy con cái bất hiếu không đến thăm viếng, không nói chuyện với mình, trong tâm cảm thấy lạnh lẽo trống vắng! Nếu có thể đặt hết tâm tư ở nơi Phật, một lòng một dạ nương tựa Phật, Phật sẽ không chê bỏ chúng ta, như thế tâm ta sẽ nhẹ nhàng, vui vẻ, trong sáng, niềm vui này không cần điều kiện bên ngoài ban cho, chỉ cần trong tâm luôn giữ câu Phật hiệu, đây chính là linh đơn hoan hỷ. Có người lúc về già đạt được niềm an vui mà suốt trong mấy mươi năm qua không đạt được. Niềm vui này không phải do con biết hiếu thảo hoặc được món ăn ngon, cũng chẳng phải do quần áo mặc đẹp hay được ở nhà sang trọng mà có. Niềm an vui này không có niềm vui nào cả thế gian có thể sánh bằng. Cho nên phải biết làm người già có trí huệ, phải biết đặt tâm ở câu A DI ĐÀ PHẬT, tất cả mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Lại nữa người già có thể mắc những bệnh mãn tính, bệnh lãng trí, tai biến mạch máu não, làm cách nào để đề phòng? Vẫn là một lòng một dạ niệm A DI ĐÀ PHẬT, cầu nguyện A DI ĐÀ PHẬT, cầu Phật gia hộ, nếu hết lòng nương tựa Phật tuổi già của mình sẽ thuận lợi rất nhiều. A DI ĐÀ PHẬT từ bi, khi lâm chung có thể khiến bạn chánh niệm phân minh, đương nhiên trước lúc lâm chung cũng có thể giúp bạn tránh được những bệnh tật trên, thế nhưng bạn phải tự mình chịu làm mới được. Cho nên tuổi già rồi chớ có lo chuyện thế gian nhiều quá. Ấn Tổ khai thị là: “Phàm chuyện sanh kế của gia đình, chuyện con cháu nên để qua một bên. Tỷ như: Nếu ta lúc 60 tuổi qua đời, thì con cháu đến nay nó vẫn tiếp tục làm người phải không? Bây giờ ta chỉ lo niệm Phật liễu sanh tử, vốn chúng không thể giúp ta giải quyết việc sanh tử, há gì ta lại vì chúng mà ảnh hưởng đến việc đại sự của mình? Nếu bạn nghĩ được như vậy, tự nhiên sẽ nhất tâm mà niệm Phật.(TRÍCH NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN)
    2
    0 Commenti 0 condivisioni
  • “TRONG CỬA PHẬT CÓ CẦU TẤT ỨNG”. BẠN MUỐN ĐƯỢC DƯA, PHẬT DẠY BẠN TRỒNG DƯA...

    _Tại sao nói “có cầu tất ứng”? Bởi vì Phật biết đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật. Bạn muốn cầu, hãy cầu như lý như pháp thì nhất định có thể đạt được. Bạn muốn có được một trái dưa mà bạn không đi trồng dưa, hằng ngày cứ ở đó cầu nguyện, trên trời sẽ thả dưa xuống cho bạn ăn sao? Đâu có loại đạo lý này, đây là việc không thể! Phật dạy bạn cầu như thế nào vậy? Bạn muốn được dưa, Phật dạy bạn trồng dưa, bạn mới có thể có dưa.
    Nếu bạn cầu giàu có, Phật nói nhân của giàu có là bố thí tài, bạn bố thí tài thì bạn mới được giàu có. Trong đời này, chúng ta nhìn thấy rất nhiều người có tiền của ức vạn, tiền của họ từ đâu mà có vậy? Là nhân bố thí tài ở trong đời quá khứ, họ bố thí nhiều, bố thí lớn (cái lớn này là tâm lượng lớn), họ bố thí hoan hỷ, họ bố thí tự tại, đời này phát tài dường như không bận tâm, một cách tự nhiên tiền của cứ đến ào ào. Trong đời quá khứ không có gieo nhân, đời này nghĩ đủ mọi cách cũng không thể có được, bất kể dùng thủ đoạn gì cũng đều vô ích, chỉ là tạo tội nghiệp mà thôi.
    Thông minh trí tuệ là quả báo, bố thí pháp là nhân.
    Khỏe mạnh trường thọ là quả báo, bố thí vô úy là nhân.
    Nếu bạn biết đạo lý này thì bạn sẽ tự tại ngay, sẽ như ý ngay. Đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phương pháp không chính đáng thảy đều xả bỏ hết, cứ thật đúng đắn như lý như pháp mà cầu. Gieo nhân thiện nhất định được quả thiện, đạo lý này không được phép không biết.(trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 54)
    “TRONG CỬA PHẬT CÓ CẦU TẤT ỨNG”. BẠN MUỐN ĐƯỢC DƯA, PHẬT DẠY BẠN TRỒNG DƯA... _Tại sao nói “có cầu tất ứng”? Bởi vì Phật biết đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật. Bạn muốn cầu, hãy cầu như lý như pháp thì nhất định có thể đạt được. Bạn muốn có được một trái dưa mà bạn không đi trồng dưa, hằng ngày cứ ở đó cầu nguyện, trên trời sẽ thả dưa xuống cho bạn ăn sao? Đâu có loại đạo lý này, đây là việc không thể! Phật dạy bạn cầu như thế nào vậy? Bạn muốn được dưa, Phật dạy bạn trồng dưa, bạn mới có thể có dưa. Nếu bạn cầu giàu có, Phật nói nhân của giàu có là bố thí tài, bạn bố thí tài thì bạn mới được giàu có. Trong đời này, chúng ta nhìn thấy rất nhiều người có tiền của ức vạn, tiền của họ từ đâu mà có vậy? Là nhân bố thí tài ở trong đời quá khứ, họ bố thí nhiều, bố thí lớn (cái lớn này là tâm lượng lớn), họ bố thí hoan hỷ, họ bố thí tự tại, đời này phát tài dường như không bận tâm, một cách tự nhiên tiền của cứ đến ào ào. Trong đời quá khứ không có gieo nhân, đời này nghĩ đủ mọi cách cũng không thể có được, bất kể dùng thủ đoạn gì cũng đều vô ích, chỉ là tạo tội nghiệp mà thôi. Thông minh trí tuệ là quả báo, bố thí pháp là nhân. Khỏe mạnh trường thọ là quả báo, bố thí vô úy là nhân. Nếu bạn biết đạo lý này thì bạn sẽ tự tại ngay, sẽ như ý ngay. Đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phương pháp không chính đáng thảy đều xả bỏ hết, cứ thật đúng đắn như lý như pháp mà cầu. Gieo nhân thiện nhất định được quả thiện, đạo lý này không được phép không biết.(trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 54)
    2
    2 Commenti 0 condivisioni
  • 1
    0 Commenti 0 condivisioni
  • CHÚNG TA ĐANG NẰM MỘNG ???

    _Chúng ta hiện nay khi đang tỉnh táo cũng đang nằm mộng. Đại sư Vĩnh Gia ở trong Chứng Đạo Ca nói rất hay: “Trong mộng rõ thấy còn sáu nẻo, giác rồi rỗng lặng chẳng đại thiên”. Cho nên, Phật ở trong Kinh Kim Cang nói, lục đạo, thập pháp giới đều là mộng huyễn, bọt, bóng, như sương, như điện chớp, nên quán sát như thế, đừng xem đó là thật. Cả đời này của chúng ta, đời đời kiếp kiếp đều là đang ở trong cảnh mộng, khi nào thì tỉnh lại? Tỉnh lại thì đến Nhất Chân pháp giới, thoát ly khỏi thập pháp giới, thật đúng là đã tỉnh lại rồi. Chúng ta biết thoát ly khỏi thập pháp giới là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ-tát, Biệt Giáo Sơ Địa Bồ-tát, đây là điều chúng ta phải nỗ lực. Chúng ta thật sự ở trong đời này làm không được thì cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần sanh đến Tịnh Độ, cho dù là Hạ Hạ Phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cũng thật sự là tỉnh lại rồi, đây là sự thù thắng không gì sánh được của Tây Phương Tịnh Độ, không thể không biết. Đó là được oai thần 48 nguyện của A-di-đà Phật gia trì. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là thế giới bình đẳng, cho dù có bốn cõi ba bậc chín phẩm, nhưng nó là một thế giới bình đẳng.

    Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn có thể thân cận Di-đà, có thể thân cận chư Phật mười phương, có thể thân cận những vị Đẳng Giác Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí. Cho nên, trong kinh nói rất rõ ràng, vãng sanh Hạ Hạ Phẩm cũng là A-duy-việt-trí, vậy là cừ khôi rồi! A-duy-việt-trí là tiếng Ấn Độ, tiếng Trung dịch là Bồ-tát ở bậc bất thoái chuyển, Bồ-tát bất thoái chuyển là địa vị gì vậy? Từ Thất Địa trở lên, thật sự không thoái chuyển. Các Ngài có phải là Thất Địa trở lên không? Trên thực tế các Ngài không phải, nhưng các Ngài được sự gia trì của bổn nguyện oai thần Di-đà, trí huệ của các Ngài, thần thông của các Ngài, đạo lực của các Ngài đại khái tương đương với Thất Địa Bồ-tát. Cho nên, pháp môn này gọi là pháp môn khó tin. Không phải là phàm phu chúng ta khó tin, mà rất nhiều Bồ-tát, La-hán không tin tưởng. Họ tu suốt bao đời bao kiếp đều không đạt được, làm sao bạn lại dễ dàng đạt được như vậy? Nhưng đây là thật, không phải giả.(PS Tịnh Không)
    CHÚNG TA ĐANG NẰM MỘNG ??? _Chúng ta hiện nay khi đang tỉnh táo cũng đang nằm mộng. Đại sư Vĩnh Gia ở trong Chứng Đạo Ca nói rất hay: “Trong mộng rõ thấy còn sáu nẻo, giác rồi rỗng lặng chẳng đại thiên”. Cho nên, Phật ở trong Kinh Kim Cang nói, lục đạo, thập pháp giới đều là mộng huyễn, bọt, bóng, như sương, như điện chớp, nên quán sát như thế, đừng xem đó là thật. Cả đời này của chúng ta, đời đời kiếp kiếp đều là đang ở trong cảnh mộng, khi nào thì tỉnh lại? Tỉnh lại thì đến Nhất Chân pháp giới, thoát ly khỏi thập pháp giới, thật đúng là đã tỉnh lại rồi. Chúng ta biết thoát ly khỏi thập pháp giới là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ-tát, Biệt Giáo Sơ Địa Bồ-tát, đây là điều chúng ta phải nỗ lực. Chúng ta thật sự ở trong đời này làm không được thì cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần sanh đến Tịnh Độ, cho dù là Hạ Hạ Phẩm ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cũng thật sự là tỉnh lại rồi, đây là sự thù thắng không gì sánh được của Tây Phương Tịnh Độ, không thể không biết. Đó là được oai thần 48 nguyện của A-di-đà Phật gia trì. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là thế giới bình đẳng, cho dù có bốn cõi ba bậc chín phẩm, nhưng nó là một thế giới bình đẳng. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn có thể thân cận Di-đà, có thể thân cận chư Phật mười phương, có thể thân cận những vị Đẳng Giác Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí. Cho nên, trong kinh nói rất rõ ràng, vãng sanh Hạ Hạ Phẩm cũng là A-duy-việt-trí, vậy là cừ khôi rồi! A-duy-việt-trí là tiếng Ấn Độ, tiếng Trung dịch là Bồ-tát ở bậc bất thoái chuyển, Bồ-tát bất thoái chuyển là địa vị gì vậy? Từ Thất Địa trở lên, thật sự không thoái chuyển. Các Ngài có phải là Thất Địa trở lên không? Trên thực tế các Ngài không phải, nhưng các Ngài được sự gia trì của bổn nguyện oai thần Di-đà, trí huệ của các Ngài, thần thông của các Ngài, đạo lực của các Ngài đại khái tương đương với Thất Địa Bồ-tát. Cho nên, pháp môn này gọi là pháp môn khó tin. Không phải là phàm phu chúng ta khó tin, mà rất nhiều Bồ-tát, La-hán không tin tưởng. Họ tu suốt bao đời bao kiếp đều không đạt được, làm sao bạn lại dễ dàng đạt được như vậy? Nhưng đây là thật, không phải giả.(PS Tịnh Không)
    1
    0 Commenti 0 condivisioni
  • 🧑‍🦱 Thưa Pháp sư!

    _Một số người già bảy mươi, tám mươi tuổi, tự biết thời gian không nhiều, nhất tâm cầu sanh Tịnh Độ, nhưng nghe Sư Phụ Thượng Nhân nói phải bắt đầu cắm gốc từ “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp” mà sinh ra hoang mang lo lắng, liệu có phải buông xuống “Kinh A Đà”, “Kinh Vô Lượng Thọ” mà mình vốn đã học bao nhiêu năm nay để học từ ba cái gốc này hay không?
    👤 Pháp sư Tịnh Không:

    _Người bảy mươi, tám mươi tuổi thì không cần nữa, có thể nói người từ sáu mươi tuổi trở lên cũng không cần nữa, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Hoặc là chuyên tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, hoặc là chuyên tụng “Kinh A Di Đà” thì có thể thành tựu, không cần học gì khác nữa, thứ gì cũng buông xuống hết. Đây là có đạo lý, vì sao vậy? Đã trải qua cả đời người rồi, đến cuối đời muốn học cũng không kịp, không bằng buông xuống vạn duyên, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không có thứ gì cả thì nền tảng Giới hạnh của bạn đã đủ rồi. Xem tất cả mọi người đều giống như A Di Đà Phật, ta cung kính với A Di Đà Phật như thế nào thì ta cũng cung kính với hết thảy người như thế đó. Nếu bạn niệm Phật tụng Kinh mà vẫn có Tham Sân Si Mạn thì bạn đã sai rồi, học “Đệ Tử Quy” cũng không kịp, tập khí xấu cả đời đã dưỡng thành thói quen rồi. Cho nên hãy buông xuống triệt để, học giáo huấn của Pháp sư Ấn Quang, chỉ có một ý niệm, ngày mai ta phải chết rồi, ta còn nghĩ gì nữa? Ấn Tổ nói với chúng ta, đến khi tuổi tác lớn thế này thì dán chữ “Chết” ở trên đầu, Đại sư Ngài đã làm tấm gương cho chúng ta.

    Tôi đã từng đến thăm chùa Linh Nham Sơn, đến dập đầu trước quan phòng của Đại sư Ngài, tôi nhìn thấy Niệm Phật đường của Ngài còn nhỏ hơn cả phòng thu của chúng tôi, có lẽ diện tích chỉ bằng một nửa hoặc bằng một phần ba phòng thu của chúng tôi, là một nơi nhỏ. Phật đường của Ngài chỉ có một tôn tượng Phật, tượng Phật điêu khắc không cao, khoảng hơn một thước, là tượng A Di Đà Phật. Tôi nhìn thấy một đôi đèn nến, một bát hương, một ly nước, bên cạnh có một cái mõ nhỏ, một cái khánh nhỏ, ngoài ra không có thứ nào khác. Phía sau tượng Phật, Đại sư Ngài tự viết một chữ “Chết”. Ngài ngày ngày nhìn chữ “Chết” này nhắc nhở mình ngày mai sẽ phải chết rồi, còn có ý niệm gì nữa, vạn niệm tan nhạt, nhất tâm hướng Phật, không có gì không thành tựu. Giáo dục cắm gốc là chúng tôi hi vọng những đồng học trẻ tuổi, còn khỏe mạnh, các bạn còn có thời gian, các bạn phải hộ trì chánh Pháp, các bạn phải tiếp dẫn chúng sanh. Hộ trì chánh Pháp, tiếp dẫn chúng sanh mà không có ba nền tảng này thì nhất định không làm được. Cho nên điều này không phải là nói cho người già. Đối với người già thì dạy họ buông xuống vạn duyên, những thứ này không cần học nữa. /.
    🧑‍🦱 Thưa Pháp sư! _Một số người già bảy mươi, tám mươi tuổi, tự biết thời gian không nhiều, nhất tâm cầu sanh Tịnh Độ, nhưng nghe Sư Phụ Thượng Nhân nói phải bắt đầu cắm gốc từ “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp” mà sinh ra hoang mang lo lắng, liệu có phải buông xuống “Kinh A Đà”, “Kinh Vô Lượng Thọ” mà mình vốn đã học bao nhiêu năm nay để học từ ba cái gốc này hay không? 👤 Pháp sư Tịnh Không: _Người bảy mươi, tám mươi tuổi thì không cần nữa, có thể nói người từ sáu mươi tuổi trở lên cũng không cần nữa, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Hoặc là chuyên tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, hoặc là chuyên tụng “Kinh A Di Đà” thì có thể thành tựu, không cần học gì khác nữa, thứ gì cũng buông xuống hết. Đây là có đạo lý, vì sao vậy? Đã trải qua cả đời người rồi, đến cuối đời muốn học cũng không kịp, không bằng buông xuống vạn duyên, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không có thứ gì cả thì nền tảng Giới hạnh của bạn đã đủ rồi. Xem tất cả mọi người đều giống như A Di Đà Phật, ta cung kính với A Di Đà Phật như thế nào thì ta cũng cung kính với hết thảy người như thế đó. Nếu bạn niệm Phật tụng Kinh mà vẫn có Tham Sân Si Mạn thì bạn đã sai rồi, học “Đệ Tử Quy” cũng không kịp, tập khí xấu cả đời đã dưỡng thành thói quen rồi. Cho nên hãy buông xuống triệt để, học giáo huấn của Pháp sư Ấn Quang, chỉ có một ý niệm, ngày mai ta phải chết rồi, ta còn nghĩ gì nữa? Ấn Tổ nói với chúng ta, đến khi tuổi tác lớn thế này thì dán chữ “Chết” ở trên đầu, Đại sư Ngài đã làm tấm gương cho chúng ta. Tôi đã từng đến thăm chùa Linh Nham Sơn, đến dập đầu trước quan phòng của Đại sư Ngài, tôi nhìn thấy Niệm Phật đường của Ngài còn nhỏ hơn cả phòng thu của chúng tôi, có lẽ diện tích chỉ bằng một nửa hoặc bằng một phần ba phòng thu của chúng tôi, là một nơi nhỏ. Phật đường của Ngài chỉ có một tôn tượng Phật, tượng Phật điêu khắc không cao, khoảng hơn một thước, là tượng A Di Đà Phật. Tôi nhìn thấy một đôi đèn nến, một bát hương, một ly nước, bên cạnh có một cái mõ nhỏ, một cái khánh nhỏ, ngoài ra không có thứ nào khác. Phía sau tượng Phật, Đại sư Ngài tự viết một chữ “Chết”. Ngài ngày ngày nhìn chữ “Chết” này nhắc nhở mình ngày mai sẽ phải chết rồi, còn có ý niệm gì nữa, vạn niệm tan nhạt, nhất tâm hướng Phật, không có gì không thành tựu. Giáo dục cắm gốc là chúng tôi hi vọng những đồng học trẻ tuổi, còn khỏe mạnh, các bạn còn có thời gian, các bạn phải hộ trì chánh Pháp, các bạn phải tiếp dẫn chúng sanh. Hộ trì chánh Pháp, tiếp dẫn chúng sanh mà không có ba nền tảng này thì nhất định không làm được. Cho nên điều này không phải là nói cho người già. Đối với người già thì dạy họ buông xuống vạn duyên, những thứ này không cần học nữa. /.
    2
    1 Commenti 0 condivisioni
  • 6 Hành Vi Làm Hao Tổn Phước Báo Của Một Người

    Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!

    1. Thường xuyên sát sinh
    Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

    2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
    Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.

    Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.

    3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
    Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.

    Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.

    4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác.
    Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”
    Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.

    5. Khoe khoang, khoa trương bản thân
    Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

    6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
    Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây?

    Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!

    Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình.

    Namo Buddhaya
    6 Hành Vi Làm Hao Tổn Phước Báo Của Một Người Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo! 1. Thường xuyên sát sinh Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra. 2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi. Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”. 3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp. Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình. 4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác. Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.” Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế. 5. Khoe khoang, khoa trương bản thân Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó. 6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây? Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn! Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình. Namo Buddhaya
    2
    0 Commenti 0 condivisioni
  • ĐỜI NGƯỜI NHƯ MỘT GIẤC MỘNG, NGÀY HÔM QUA QUA RỒI SẼ KHÔNG TRỞ LẠI. CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU VẬY ?

    Phật ở trong kinh Kim Cang Bát Nhã đã nói lời chân thật: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”. Quí vị bình tĩnh quan sát, người thế gian quả thật là một giấc mộng. Ngày hôm qua qua rồi sẽ không trở lại! Hôm qua không trở lại, trước mắt từng sát-na cũng sẽ không trở lại. Chúng ta đang đi về đâu vậy? Đi về phía mộ phần, đi về phía đường chết sát-na không dừng, thật sự là dũng mãnh tinh tấn. Bạn nghĩ thử có ý nghĩa gì đâu? Thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn? Ngay cả xác thân còn không giữ được, “mọi thứ đều ở lại, chỉ có nghiệp đem theo”. Đây là Phật đưa ra lời khuyên chân thành, đây là sự thật! Cái đi theo với bạn là nghiệp lực. Chỉ có nghiệp lực đi theo với bạn, thì tất cả mọi thứ, người, sự, vật trên thế gian này đều không thể đi với bạn. Vì vậy những thứ không đi theo với bạn, bạn phải buông xả, dứt khoát không nên ở trên phương diện không thể đem đi được này mà khởi tâm động niệm, nếu như vậy là bạn sai rồi!
    Bạn phải nghĩ đến những thứ có thể mang theo, thứ có thể mang theo là nghiệp. Bạn tạo thiện nghiệp, phước đức bạn sẽ mang theo. Bạn tạo tác ác nghiệp cũng sẽ mang theo. Vậy tại sao bạn không đoạn ác, tu thiện? Tại sao bạn không rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh? Người thật sự hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì người này giác ngộ rồi. Người giác ngộ chắc chắn không tạo ác nghiệp, không những không tạo ác nghiệp, ngay cả một ác niệm cũng sẽ không khởi. Tại sao vậy? Vì biết có hại đối với mình, sẽ không tự mình hại mình! Không những lời nói thiện, hành động thiện, mà khởi tâm động niệm cũng thiện. Chúng ta biết những thứ này là có thể mang theo, những thứ này có lợi ích lớn đối với mình, cho nên tiền đồ là một mảng sáng lạn, thành tựu phước báo đại uy đức.(Trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 11)
    ĐỜI NGƯỜI NHƯ MỘT GIẤC MỘNG, NGÀY HÔM QUA QUA RỒI SẼ KHÔNG TRỞ LẠI. CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU VẬY ? Phật ở trong kinh Kim Cang Bát Nhã đã nói lời chân thật: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”. Quí vị bình tĩnh quan sát, người thế gian quả thật là một giấc mộng. Ngày hôm qua qua rồi sẽ không trở lại! Hôm qua không trở lại, trước mắt từng sát-na cũng sẽ không trở lại. Chúng ta đang đi về đâu vậy? Đi về phía mộ phần, đi về phía đường chết sát-na không dừng, thật sự là dũng mãnh tinh tấn. Bạn nghĩ thử có ý nghĩa gì đâu? Thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn? Ngay cả xác thân còn không giữ được, “mọi thứ đều ở lại, chỉ có nghiệp đem theo”. Đây là Phật đưa ra lời khuyên chân thành, đây là sự thật! Cái đi theo với bạn là nghiệp lực. Chỉ có nghiệp lực đi theo với bạn, thì tất cả mọi thứ, người, sự, vật trên thế gian này đều không thể đi với bạn. Vì vậy những thứ không đi theo với bạn, bạn phải buông xả, dứt khoát không nên ở trên phương diện không thể đem đi được này mà khởi tâm động niệm, nếu như vậy là bạn sai rồi! Bạn phải nghĩ đến những thứ có thể mang theo, thứ có thể mang theo là nghiệp. Bạn tạo thiện nghiệp, phước đức bạn sẽ mang theo. Bạn tạo tác ác nghiệp cũng sẽ mang theo. Vậy tại sao bạn không đoạn ác, tu thiện? Tại sao bạn không rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh? Người thật sự hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì người này giác ngộ rồi. Người giác ngộ chắc chắn không tạo ác nghiệp, không những không tạo ác nghiệp, ngay cả một ác niệm cũng sẽ không khởi. Tại sao vậy? Vì biết có hại đối với mình, sẽ không tự mình hại mình! Không những lời nói thiện, hành động thiện, mà khởi tâm động niệm cũng thiện. Chúng ta biết những thứ này là có thể mang theo, những thứ này có lợi ích lớn đối với mình, cho nên tiền đồ là một mảng sáng lạn, thành tựu phước báo đại uy đức.(Trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 11)
    3
    1 Commenti 0 condivisioni
  • GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC!

    _Nước Mỹ là một quốc gia vô cùng hoan nghênh tín ngưỡng tôn giáo, từ tiểu học đã là như vậy. Họ điều tra học sinh tiểu học có tín ngưỡng tôn giáo hay không? Bất kể bạn tín ngưỡng tôn giáo nào cũng tốt. Người không có tín ngưỡng tôn giáo, họ bèn tặng cho một dấu chấm hỏi. Bạn là học sinh có vấn đề! Quả thật quan niệm không giống người phương Đông chúng ta. Tại sao vậy? Trong mắt người phương Tây, giáo dục tôn giáo là nền giáo dục đạo đức. Trong mắt bạn tôn kính thần, thì bạn sẽ được kiềm chế bởi lời giáo huấn thánh thần, đây là một sự việc tốt. Họ không xem việc này là mê tín. Chúng ta quan sát tỉ mỉ lãnh tụ người phương Tây, tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, vào Chủ Nhật đều đến giáo đường để cầu nguyện, đó là giáo dục tôn giáo.

    Nếu nói Phật giáo là giáo dục tôn giáo, thì định nghĩa của “tôn giáo” này so với trong quan niệm của họ hoàn toàn không giống nhau. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nên biết. Phật giáo chúng ta nói “Tông” là nói Thiền tông, chuyên chỉ Thiền tông; nói đến “Giáo” là ngoài Thiền tông ra, chín tông phái khác đều gọi là “Giáo hạ” . Tông môn Giáo hạ, đây là bản thân Phật giáo chúng ta xưng “Tôn Giáo”. Tông môn Giáo hạ đều là giáo dục, đều là dạy học, cho nên Phật giáo là giáo dục. Chúng ta không hề gọi Phật Thích Ca Mâu Ni là “Chủ”, là “Thần” hay là “Thượng đế”, mà chúng ta gọi Ngài là “Bổn sư”. Các bạn thử xem cách xưng hô này, “Bổn sư” là ý nghĩa gì vậy? Đây là vị thầy BAN ĐẦU của chúng ta - người sáng lập giáo dục Phật Đà, vị thầy này chúng ta gọi là “Bổn sư”. Chúng ta tự xưng là “Đệ tử”. Các bạn thử nghĩ, đây thật là ý vị! Quan hệ giữa chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Trong giáo dục mới có quan hệ thầy trò. Trong tôn giáo có quan hệ cha con, quan hệ chủ tớ, không có quan hệ thầy trò. Đạo lý này chúng ta phải biết.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_tập 25)
    GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC! _Nước Mỹ là một quốc gia vô cùng hoan nghênh tín ngưỡng tôn giáo, từ tiểu học đã là như vậy. Họ điều tra học sinh tiểu học có tín ngưỡng tôn giáo hay không? Bất kể bạn tín ngưỡng tôn giáo nào cũng tốt. Người không có tín ngưỡng tôn giáo, họ bèn tặng cho một dấu chấm hỏi. Bạn là học sinh có vấn đề! Quả thật quan niệm không giống người phương Đông chúng ta. Tại sao vậy? Trong mắt người phương Tây, giáo dục tôn giáo là nền giáo dục đạo đức. Trong mắt bạn tôn kính thần, thì bạn sẽ được kiềm chế bởi lời giáo huấn thánh thần, đây là một sự việc tốt. Họ không xem việc này là mê tín. Chúng ta quan sát tỉ mỉ lãnh tụ người phương Tây, tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, vào Chủ Nhật đều đến giáo đường để cầu nguyện, đó là giáo dục tôn giáo. Nếu nói Phật giáo là giáo dục tôn giáo, thì định nghĩa của “tôn giáo” này so với trong quan niệm của họ hoàn toàn không giống nhau. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nên biết. Phật giáo chúng ta nói “Tông” là nói Thiền tông, chuyên chỉ Thiền tông; nói đến “Giáo” là ngoài Thiền tông ra, chín tông phái khác đều gọi là “Giáo hạ” . Tông môn Giáo hạ, đây là bản thân Phật giáo chúng ta xưng “Tôn Giáo”. Tông môn Giáo hạ đều là giáo dục, đều là dạy học, cho nên Phật giáo là giáo dục. Chúng ta không hề gọi Phật Thích Ca Mâu Ni là “Chủ”, là “Thần” hay là “Thượng đế”, mà chúng ta gọi Ngài là “Bổn sư”. Các bạn thử xem cách xưng hô này, “Bổn sư” là ý nghĩa gì vậy? Đây là vị thầy BAN ĐẦU của chúng ta - người sáng lập giáo dục Phật Đà, vị thầy này chúng ta gọi là “Bổn sư”. Chúng ta tự xưng là “Đệ tử”. Các bạn thử nghĩ, đây thật là ý vị! Quan hệ giữa chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Trong giáo dục mới có quan hệ thầy trò. Trong tôn giáo có quan hệ cha con, quan hệ chủ tớ, không có quan hệ thầy trò. Đạo lý này chúng ta phải biết.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_tập 25)
    2
    0 Commenti 0 condivisioni
  • Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm?

    _Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng.

    Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
    Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm? _Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng. Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
    3
    0 Commenti 0 condivisioni
Altre storie