• A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    0 Комментарии 0 Поделились
  • Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô A Di Đà Phật
    0 Комментарии 0 Поделились
  • Cảm ơn Huynh đệ
    Cảm ơn Huynh đệ
    0 Комментарии 0 Поделились
  • A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    1
    0 Комментарии 0 Поделились
  • Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô A Di Đà Phật
    1
    0 Комментарии 0 Поделились
  • A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    1
    0 Комментарии 0 Поделились
  • Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô A Di Đà Phật
    1
    0 Комментарии 0 Поделились
  • Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm?

    _Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng.

    Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
    Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm? _Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng. Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
    3
    0 Комментарии 0 Поделились
  • GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC!

    _Nước Mỹ là một quốc gia vô cùng hoan nghênh tín ngưỡng tôn giáo, từ tiểu học đã là như vậy. Họ điều tra học sinh tiểu học có tín ngưỡng tôn giáo hay không? Bất kể bạn tín ngưỡng tôn giáo nào cũng tốt. Người không có tín ngưỡng tôn giáo, họ bèn tặng cho một dấu chấm hỏi. Bạn là học sinh có vấn đề! Quả thật quan niệm không giống người phương Đông chúng ta. Tại sao vậy? Trong mắt người phương Tây, giáo dục tôn giáo là nền giáo dục đạo đức. Trong mắt bạn tôn kính thần, thì bạn sẽ được kiềm chế bởi lời giáo huấn thánh thần, đây là một sự việc tốt. Họ không xem việc này là mê tín. Chúng ta quan sát tỉ mỉ lãnh tụ người phương Tây, tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, vào Chủ Nhật đều đến giáo đường để cầu nguyện, đó là giáo dục tôn giáo.

    Nếu nói Phật giáo là giáo dục tôn giáo, thì định nghĩa của “tôn giáo” này so với trong quan niệm của họ hoàn toàn không giống nhau. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nên biết. Phật giáo chúng ta nói “Tông” là nói Thiền tông, chuyên chỉ Thiền tông; nói đến “Giáo” là ngoài Thiền tông ra, chín tông phái khác đều gọi là “Giáo hạ” . Tông môn Giáo hạ, đây là bản thân Phật giáo chúng ta xưng “Tôn Giáo”. Tông môn Giáo hạ đều là giáo dục, đều là dạy học, cho nên Phật giáo là giáo dục. Chúng ta không hề gọi Phật Thích Ca Mâu Ni là “Chủ”, là “Thần” hay là “Thượng đế”, mà chúng ta gọi Ngài là “Bổn sư”. Các bạn thử xem cách xưng hô này, “Bổn sư” là ý nghĩa gì vậy? Đây là vị thầy BAN ĐẦU của chúng ta - người sáng lập giáo dục Phật Đà, vị thầy này chúng ta gọi là “Bổn sư”. Chúng ta tự xưng là “Đệ tử”. Các bạn thử nghĩ, đây thật là ý vị! Quan hệ giữa chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Trong giáo dục mới có quan hệ thầy trò. Trong tôn giáo có quan hệ cha con, quan hệ chủ tớ, không có quan hệ thầy trò. Đạo lý này chúng ta phải biết.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_tập 25)
    GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC! _Nước Mỹ là một quốc gia vô cùng hoan nghênh tín ngưỡng tôn giáo, từ tiểu học đã là như vậy. Họ điều tra học sinh tiểu học có tín ngưỡng tôn giáo hay không? Bất kể bạn tín ngưỡng tôn giáo nào cũng tốt. Người không có tín ngưỡng tôn giáo, họ bèn tặng cho một dấu chấm hỏi. Bạn là học sinh có vấn đề! Quả thật quan niệm không giống người phương Đông chúng ta. Tại sao vậy? Trong mắt người phương Tây, giáo dục tôn giáo là nền giáo dục đạo đức. Trong mắt bạn tôn kính thần, thì bạn sẽ được kiềm chế bởi lời giáo huấn thánh thần, đây là một sự việc tốt. Họ không xem việc này là mê tín. Chúng ta quan sát tỉ mỉ lãnh tụ người phương Tây, tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, vào Chủ Nhật đều đến giáo đường để cầu nguyện, đó là giáo dục tôn giáo. Nếu nói Phật giáo là giáo dục tôn giáo, thì định nghĩa của “tôn giáo” này so với trong quan niệm của họ hoàn toàn không giống nhau. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nên biết. Phật giáo chúng ta nói “Tông” là nói Thiền tông, chuyên chỉ Thiền tông; nói đến “Giáo” là ngoài Thiền tông ra, chín tông phái khác đều gọi là “Giáo hạ” . Tông môn Giáo hạ, đây là bản thân Phật giáo chúng ta xưng “Tôn Giáo”. Tông môn Giáo hạ đều là giáo dục, đều là dạy học, cho nên Phật giáo là giáo dục. Chúng ta không hề gọi Phật Thích Ca Mâu Ni là “Chủ”, là “Thần” hay là “Thượng đế”, mà chúng ta gọi Ngài là “Bổn sư”. Các bạn thử xem cách xưng hô này, “Bổn sư” là ý nghĩa gì vậy? Đây là vị thầy BAN ĐẦU của chúng ta - người sáng lập giáo dục Phật Đà, vị thầy này chúng ta gọi là “Bổn sư”. Chúng ta tự xưng là “Đệ tử”. Các bạn thử nghĩ, đây thật là ý vị! Quan hệ giữa chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Trong giáo dục mới có quan hệ thầy trò. Trong tôn giáo có quan hệ cha con, quan hệ chủ tớ, không có quan hệ thầy trò. Đạo lý này chúng ta phải biết.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_tập 25)
    2
    0 Комментарии 0 Поделились
  • ĐỜI NGƯỜI NHƯ MỘT GIẤC MỘNG, NGÀY HÔM QUA QUA RỒI SẼ KHÔNG TRỞ LẠI. CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU VẬY ?

    Phật ở trong kinh Kim Cang Bát Nhã đã nói lời chân thật: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”. Quí vị bình tĩnh quan sát, người thế gian quả thật là một giấc mộng. Ngày hôm qua qua rồi sẽ không trở lại! Hôm qua không trở lại, trước mắt từng sát-na cũng sẽ không trở lại. Chúng ta đang đi về đâu vậy? Đi về phía mộ phần, đi về phía đường chết sát-na không dừng, thật sự là dũng mãnh tinh tấn. Bạn nghĩ thử có ý nghĩa gì đâu? Thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn? Ngay cả xác thân còn không giữ được, “mọi thứ đều ở lại, chỉ có nghiệp đem theo”. Đây là Phật đưa ra lời khuyên chân thành, đây là sự thật! Cái đi theo với bạn là nghiệp lực. Chỉ có nghiệp lực đi theo với bạn, thì tất cả mọi thứ, người, sự, vật trên thế gian này đều không thể đi với bạn. Vì vậy những thứ không đi theo với bạn, bạn phải buông xả, dứt khoát không nên ở trên phương diện không thể đem đi được này mà khởi tâm động niệm, nếu như vậy là bạn sai rồi!
    Bạn phải nghĩ đến những thứ có thể mang theo, thứ có thể mang theo là nghiệp. Bạn tạo thiện nghiệp, phước đức bạn sẽ mang theo. Bạn tạo tác ác nghiệp cũng sẽ mang theo. Vậy tại sao bạn không đoạn ác, tu thiện? Tại sao bạn không rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh? Người thật sự hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì người này giác ngộ rồi. Người giác ngộ chắc chắn không tạo ác nghiệp, không những không tạo ác nghiệp, ngay cả một ác niệm cũng sẽ không khởi. Tại sao vậy? Vì biết có hại đối với mình, sẽ không tự mình hại mình! Không những lời nói thiện, hành động thiện, mà khởi tâm động niệm cũng thiện. Chúng ta biết những thứ này là có thể mang theo, những thứ này có lợi ích lớn đối với mình, cho nên tiền đồ là một mảng sáng lạn, thành tựu phước báo đại uy đức.(Trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 11)
    ĐỜI NGƯỜI NHƯ MỘT GIẤC MỘNG, NGÀY HÔM QUA QUA RỒI SẼ KHÔNG TRỞ LẠI. CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU VẬY ? Phật ở trong kinh Kim Cang Bát Nhã đã nói lời chân thật: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”. Quí vị bình tĩnh quan sát, người thế gian quả thật là một giấc mộng. Ngày hôm qua qua rồi sẽ không trở lại! Hôm qua không trở lại, trước mắt từng sát-na cũng sẽ không trở lại. Chúng ta đang đi về đâu vậy? Đi về phía mộ phần, đi về phía đường chết sát-na không dừng, thật sự là dũng mãnh tinh tấn. Bạn nghĩ thử có ý nghĩa gì đâu? Thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn? Ngay cả xác thân còn không giữ được, “mọi thứ đều ở lại, chỉ có nghiệp đem theo”. Đây là Phật đưa ra lời khuyên chân thành, đây là sự thật! Cái đi theo với bạn là nghiệp lực. Chỉ có nghiệp lực đi theo với bạn, thì tất cả mọi thứ, người, sự, vật trên thế gian này đều không thể đi với bạn. Vì vậy những thứ không đi theo với bạn, bạn phải buông xả, dứt khoát không nên ở trên phương diện không thể đem đi được này mà khởi tâm động niệm, nếu như vậy là bạn sai rồi! Bạn phải nghĩ đến những thứ có thể mang theo, thứ có thể mang theo là nghiệp. Bạn tạo thiện nghiệp, phước đức bạn sẽ mang theo. Bạn tạo tác ác nghiệp cũng sẽ mang theo. Vậy tại sao bạn không đoạn ác, tu thiện? Tại sao bạn không rộng kết thiện duyên với tất cả chúng sanh? Người thật sự hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì người này giác ngộ rồi. Người giác ngộ chắc chắn không tạo ác nghiệp, không những không tạo ác nghiệp, ngay cả một ác niệm cũng sẽ không khởi. Tại sao vậy? Vì biết có hại đối với mình, sẽ không tự mình hại mình! Không những lời nói thiện, hành động thiện, mà khởi tâm động niệm cũng thiện. Chúng ta biết những thứ này là có thể mang theo, những thứ này có lợi ích lớn đối với mình, cho nên tiền đồ là một mảng sáng lạn, thành tựu phước báo đại uy đức.(Trích giảng kinh Thập thiện nghiệp-tập 11)
    3
    1 Комментарии 0 Поделились