Mỗi một vị đồng tu đều cần phải có sự thể hội thật sâu, bất luận là tại gia học Phật, hay xuất gia học Phật, niệm niệm đều có tư lợi, niệm niệm đều có tình chấp, đây chính là đạo nhãn chưa khai. Họ học Phật, không những không học Phật tốt, có thể còn làm chướng ngại người khác học Phật. Người khác đang học Phật, họ thì đang ở đó quấy rối, họ đang ở đó phá đám. Và cái này chính là phá hòa hợp tăng ở trong tội ngũ nghịch. Cái quả báo này rất nặng. Bản thân họ có biết hay không vậy? Bản thân không biết. Cho rằng cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của họ đều là đúng, bản thân họ không biết. Tại sao không biết vậy? Đạo nhãn chưa khai. Người khác tạm thời không bàn, điều quan trọng nhất là phải thường xuyên tự mình kiểm điểm, soi lại. Chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật có phải là xen dùng tình kiến hay không? Nếu như có cái thứ này thì phải biết đây là đại bệnh, đây là gốc bệnh, nhất thiết phải trừ bỏ. Dùng phương pháp gì trừ bỏ vậy? Kim Cang Bát-nhã. Cách trừ như thế nào vậy? Lìa tất cả tướng. Trong kinh nói ưng vô sở trụ. Người tu hành chân chánh, nhất định phải ở mọi lúc, ở mọi nơi ở trong tất cả cảnh duyên. Cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Khi chúng ta đối diện tâm phải thanh tịnh, một niệm không sanh, cái này chính là ngoài không dính tướng, trong không động tâm, ở trong đây không xen tình kiến, gìn giữ tâm thanh tịnh của mình. Nếu như xen dùng tình kiến, phía dưới đây nói rất hay: Khởi đãn lục độ hành bất hảo. Lục độ không cần nói những cái khác, vừa mới nói bố thí. Bố thí bạn cũng tu không tốt. Bố thí gieo phước điền, cái phước đó của bạn gieo ở trên đá rồi, sẽ không sinh trưởng. Người ta gieo phước điền là gieo ở trong đất màu mỡ, nó sẽ bén rễ, khỏe mạnh, nảy mầm, sẽ kết quả. Còn cái gieo đó của bạn là gieo ở trên đá, gieo ở trong đất cát sẽ không bén rễ, đây chính là bạn hoàn toàn không biết gì về phước điền, ngay cả bố thí, tu phước đều không thể được. Vả lại những thứ khác thì sao? Chắc chắn tăng trưởng ngã mạn. Cống cao ngã mạn, cạnh khởi tham sân. Cạnh là ở đó cạnh tranh, thi đua, thi đấu. Tham, sân, nghi, mạn, không những không có đoạn hết, không có tiêu hết, trái lại hằng ngày đang tăng trưởng, vậy là sai rồi. Bản thân chúng ta tu hành, nhất định phải thường xuyên kiểm điểm công phu của chúng ta như thế nào. Trên thực tế nói đồng tu học Phật, hai thời khóa tụng sáng tối chính là làm cái công phu này. Khóa sáng là nhắc nhở bản thân chúng ta, khóa sáng đọc kinh văn chính là nghe Phật chỉ dạy. Toàn bộ hoạt động sống trong một ngày này của chúng ta không làm trái lại lời giáo huấn của Phật, thì cái khóa sáng này thật sự là có ý nghĩa rồi. Khóa tối là soi lại, là sám hối. Tụng khóa tối nghĩ xem ngày hôm nay ta có làm trái lại lời giáo huấn của Phật hay không? Nếu như có làm trái lại, chưa làm được, thì phải sửa chữa lỗi lầm. Cho nên khóa tối là soi lại, kiểm điểm, sám hối. Khóa sáng tối nếu không phải làm như vậy thế là hoàn toàn vô ý nghĩa rồi. Sáng sớm, Phật Bồ-tát đã đọc một quyển kinh, khóa sáng đã niệm rồi, giống như cái sự việc này đã bàn giao rồi. Buổi tối niệm lại một lần nữa, bạn thấy cái làm học trò này của ta không tồi, hai thời sáng tối một thời cũng không thiếu. Thực ra là ruột để ngoài da, là làm theo hình thức, là kiểu dáng, cái hình thức kiểu dáng này, đã là tu mù thì chắc chắn sinh chướng nặng. Tu mù là kiến giải, tư tưởng, hành vi hoàn toàn không có giúp ích gì cho mình. Nếu dùng thuật ngữ Phật giáo để nói là hoàn toàn không liên quan gì với quán hạnh. Cái công phu đó đâu thể đắc lực được! Trọng chướng là cách nói như thế nào vậy? Lời tôi nói ra là rất khó nghe. Bạn thử xem, hình Phật vẽ, tượng Phật điêu khắc bằng gỗ, làm khóa sáng, sáng sớm gạt ngài một lần, khóa tối lại gạt ngài một lần nữa, mỗi ngày gạt hai lần, từ mồng một đến 30 tháng chạp, hằng ngày cứ gạt như thế, thì cái tội này của bạn là quá nặng rồi, trọng chướng. Người sống nếu như bạn gạt họ thì còn có thể tha thứ được, Tượng Phật điêu khắc bằng gỗ, bằng đất bạn cũng nhẫn tâm một ngày gạt 2 lần, thì cái tâm này của bạn thôi thôi đừng nói nữa. Nhưng mà cái thế gian này vẫn thật sự có người làm như vậy. Chúng ta phải suy nghĩ chúng ta có phải là làm như vậy hay không? Đây là việc rất đáng kiểm điểm. Hễ là tham sân si mạn vẫn còn, nếu còn giữ cái tâm sợ hãi, thấy phiền não nghiệp chướng của ta vẫn còn nặng như vậy, ta tu hành công phu không đắc lực, nhất định phải khiến tập khí phiền não của mình mỗi năm một nhẹ hơn. Suy nghĩ năm nay so với năm trước, năm nay đã nhẹ hơn rất nhiều rồi. Tháng này so với tháng trước tập khí phiền não của ta đã bớt đi rất nhiều, đây là tiến bộ, đây chính là công phu đắc lực. Công phu có đắc lực hay không là từ cái chỗ này mà tính. Không phải nói ta tụng kinh bao nhiêu lần. Năm ngoái cái “Kinh Vô Lượng Thọ” này tôi một ngày tụng một lần, năm nay tôi một ngày tụng hai lần, bạn một ngày tụng hai chục lần cũng không có tác dụng. Cổ nhân chẳng phải nói: gào rát cổ họng cũng uổng công sao? Đâu có tác dụng gì! Không ở trên số lần nhiều, là ở chỗ bạn công phu có đắc lực hay không. Sao gọi là đắc lực? Có phải thật sự phiền não bớt hay chưa? Phiền não bớt rồi tâm thanh tịnh rồi, trí tuệ nhất định tăng trưởng, cũng chính là nói cái thế gian này danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, chắc chắn là mỗi năm xem một nhạt hơn, đây là bạn công phu tiến bộ rồi, bạn xem nhạt rồi. Dần dần khi ở trong những cảnh duyên này, họ không động tâm nữa, tâm khôi phục về thanh tịnh rồi, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng tốt, người thiện cũng tốt, người ác cũng tốt, sóng ở trong tâm họ không còn cao như trước đây nữa, không còn kích động như trước, tâm dần dần bình rồi, đây gọi là công phu, cái này gọi là đắc lực. Khởi tâm động niệm bớt nghĩ việc của mình rồi, khởi tâm động niệm biết nghĩ cho người khác, biết nghĩ đến tất cả chúng sanh, biết nghĩ cho toàn bộ Phật pháp, người này chính là đạo nhãn dần dần khai rồi, cảnh giới dần dần tốt rồi, càng chuyển càng tốt. Chúng ta không được phép không biết, không được tiếp tục tu mù luyện mò nữa. Cái tu mù luyện mò này, bạn xem dưới đây nói, không những tham sân si của bạn không thể đoạn dứt, hằng ngày vẫn đang tăng trưởng: “Phản tương Phật pháp nhiễu loạn, hành đắc bất luân bất loại, khải nhân nghi báng.” Khiến người khác nhìn thấy bạn học Phật hoài nghi, thậm chí là phỉ báng. Khiến người ta nhìn thấy bạn học Phật, học Phật rất đáng sợ, cái Phật pháp này không nên học, nếu học sẽ dẫn đến cái tình trạng này! Đây là điểm chúng ta phải từng giây từng phút ghi nhớ ở trong tâm, từng giây từng phút soi lại, kiểm điểm, sửa chữa lỗi lầm, đoạn ác tu thiện. “Trực thị ư Phật pháp, đạo lý nhất vô sở kiến, khởi chỉ bất năng kiến tánh nhi dĩ.” Cái kiến tánh này không thể bàn đến được. Những đạo lý mà Phật pháp nói, có thể nói là họ hoàn toàn không biết. Chúng ta đọc kinh, nghe kinh cũng có thể hiểu rõ những đạo lý này. Nhưng mà những đạo lý này không thể dùng vào trong đời sống của chúng ta. Tại sao không thể dùng được vậy? Tập khí ác của chúng ta quá nặng rồi, đã trở thành thói quen rồi! Nghe cái Phật pháp này nghe thấy rất hay, cảm thấy rất có lý, cũng rất ưa thích. Khi nghe ở trong tâm thấy rất nhẹ nhàng, bước ra khỏi cửa liền quên sạch rồi, không còn gì nữa. Khi nghe giống như là được, bước ra liền mất hết rồi. Đây là nguyên nhân gì vậy? Không đủ sâu sắc, cho nên không sinh ra sức mạnh. Làm thế nào khiến cái lý của Phật pháp này thật sự khởi tác dụng ở trong tâm chúng ta vậy? Đó nhất định là có một đoạn thời gian bền gan vững chí, cần đem nó nhập vào, cái này mới được. Ở nước Mỹ, tôi gặp được một số đồng tu, họ học Phật mười mấy năm, tình hình học là hoàn toàn giống như chỗ này nói vậy, thật sự là luyện mù tu mò, tham sân si mạn hằng ngày tăng trưởng. Một năm trở lại đây họ phát tâm nghe băng ghi âm, đem từng chữ, từng chữ mà ở trong băng ghi âm giảng, đem nó viết ra. Người này thâm nhập rồi, viết được nửa năm, một năm tập khí tật xấu thật sự giảm bớt rồi, đối với thế duyên xem nhẹ rồi, vào được rồi, họ đắc lực rồi. Cái này chính là họ ngày đêm đang ở đó bền gan bền chí, chú ý lắng nghe, chăm chỉ viết ra, vậy mới sinh ra hiệu quả, cái phương pháp này thật sự hay. Vậy thì bộ kinh này đã có người khác viết ra rồi. Chúng ta viết, được. Họ viết là chuyện của họ, họ được lợi ích. Bạn không viết thì bạn không được lợi ích. Người nào viết người đó được lợi ích. Dùng cái của người khác là không được, bản thân không đạt được lợi ích. Hiện nay người dùng băng từ viết giảng ký không ít, ở Đài Loan, ở Trung Quốc, ở Mỹ đều rất nhiều. Tôi thường hay nhận được thư của họ gởi đến, nói với tôi, họ đang chăm chỉ viết. Cái này là hiện nay dùng cái phương pháp này vẫn có thể nói thu được một chút hiệu quả. Nghe kinh không được, quá khó rồi. Không nên nói là bài giảng của chúng ta không phải là dài hạn, là không liên tục. Cái gọi là bữa đực bữa cái, muốn có hiệu quả vô cùng khó khăn. Như thế đây chính là ở trong thập đại nguyên vương tại sao có thỉnh Phật trụ thế, đạo lý là ở chỗ này. Thiện tri thức nếu không thể thường trụ ở cái nơi này, hằng ngày nói với chúng ta, chúng ta mỗi ngày đến nghe kinh, mỗi ngày đến huân tập, huân tập 20 năm, 30 năm, 40 năm, có lẽ có được cái dáng vẻ, có thể chuyển biến một chút, huân tập thời gian dài. Nếu như không huân tập thời gian dài thì rất khó thu được hiệu quả. Nhưng mà chúng ta xem thấy cổ nhân, giống như cao tăng truyện, cư sĩ truyện ở trong Đại Tạng Kinh. Trước đây những người tu hành xuất gia, tại gia này, họ thường thường khoảng 5- 3 năm là khai ngộ rồi, là có thể khế nhập rồi. Tại sao chúng ta ngày nay 30 năm 50 năm cũng không được vậy? Cái này là bạn chưa có nhìn thấy cách thức tu học của người trước đây với người hiện nay. Người trước đây tu học thật sự là bền gan vững chí. Ở trong tự viên 8 giờ giảng kinh, mỗi ngày nghe giảng kinh 8 giờ, 8 giờ tu hành. Phương pháp tu hành đại thể là không ngoài tham thiền, niệm Phật. Cho nên ở trong tự viện, nếu như không có thiền đường, thì nhất định có niệm Phật đường. Tóm lại không ngoài hai loại này. Nếu như là ở trong thiền đường Thiền Tông, một ngày nghe giảng kinh 8 giờ, ở trong thiền đường ngồi thiền tĩnh tọa 8 giờ, 1 ngày 16 giờ. Dụng công như vậy mạnh hơn nhiều so với trường học hiện nay của chúng ta. Không những so với trường học, so với quân đội cũng thù thắng hơn nhiều. Quân đội cũng không có nghiêm khắc như vậy, một ngày 16 giờ đồng hồ. Cho nên họ có 3 năm 5 năm huân tập, thành công rồi. Chúng ta ngày nay tại sao không thành công vậy? Một ngày 24 giờ, nghe kinh 2 giờ đồng hồ, còn 22 giờ khởi vọng tưởng, bạn nói còn trông mong gì nữa? Không có hy vọng rồi. Người trước đây là một ngày 16 giờ dụng công, bạn muốn bảo họ khởi vọng tưởng, họ không có thời gian, họ quá mệt mỏi rồi, họ muốn nghỉ ngơi thôi. 8 giờ đồng hồ đó còn phải nghỉ ngơi, còn phải làm việc, còn phải ăn cơm. Cho nên cuộc sống của họ vô cùng khẩn trương, không có thời gian khởi vọng tưởng. Đây chính là chỗ nguyên nhân mà người hiện nay tu hành như thế nào cũng không có cách gì sánh bằng cổ nhân được. Không phải người chúng ta hiện nay đầu óc không bằng cổ nhân, không phải vậy. Cách thức tu học của chúng ta kém quá xa so với cổ nhân rồi. Người ta mỗi ngày dụng công 16 giờ, chúng ta cùng lắm là 2 giờ đồng hồ, cái này là làm như thế nào cũng vô phương. Tôi trước đây ở trong các buổi giảng đã từng nói, mặc dù chúng ta ngày nay một ngày có thể dụng công 12 giờ, 12 giờ còn lại vẫn đang khởi vọng tưởng, cái công phu đó mới một nửa này nửa kia. Nếu muốn khắc phục tập khí vọng tưởng từ vô thủy kiếp đến nay, không dễ dàng. Cho nên cổ nhân 16 giờ đồng hồ là chính xác. Và hiện nay chúng ta đã không có cái cơ hội này rồi, tìm không ra loại đạo tràng này rồi. Làm thế nào đây? Nếu như bạn thật sự muốn dụng công thì tự mình làm. Hiện nay tự mình làm duyên còn thù thắng hơn so với cổ nhân tự mình làm. Cổ nhân vào thời đó là nói nương vào chúng, dựa vào chúng, đại chúng cùng cộng tu với nhau, khích lệ lẫn nhau. Một người quá khó khăn rồi, không có người giúp đỡ. Hiện nay một người được. Hiện nay chúng ta có truyền hình, có băng ghi hình, có băng ghi âm. Chúng ta dùng những thứ này để hỗ trợ, cái niệm Phật đường nhỏ bé ở nhà của chúng ta, một người tu cũng được, 2, 3 người tu cũng được, máy niệm Phật mở lên thì suốt 24 tiếng đồng hồ Phật hiệu không gián đoạn, so sánh với niệm Phật đường của ngày xưa thì không có gì khác nhau, niệm Phật đường của người ta thì nhiều người, chúng ta thì ít, nhưng mà Phật hiệu không hề gián đoạn, khi nhiễu Phật thì niệm ra tiếng, khi chỉ tịnh khi lạy Phật thì không niệm Phật ra tiếng, hoặc niệm thầm, phương pháp này rất hay, cho nên ngày nay cái thời đại này người thật sự chịu dụng công phu tự tu, thì sẽ thành tựu. Câu cuối cùng, “chấp pháp vi thực, chi quá như thử, ngã đẳng đương thống giới chi”, đây chính là kinh văn đã nói, “Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí” Trụ chính là trong tâm chấp trước, cho rằng cái pháp này là thật, là thật có, không biết rằng “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, không biết rằng “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng.” Cho nên loại tu hành này có sai lầm lớn như vậy, thật sự là tu mù luyện đui.
TRÍCH TRONG: KINH KIM CANG GIẢNG KÝ TẬP 128.
HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG!
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
TRÍCH TRONG: KINH KIM CANG GIẢNG KÝ TẬP 128.
HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG!
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
Mỗi một vị đồng tu đều cần phải có sự thể hội thật sâu, bất luận là tại gia học Phật, hay xuất gia học Phật, niệm niệm đều có tư lợi, niệm niệm đều có tình chấp, đây chính là đạo nhãn chưa khai. Họ học Phật, không những không học Phật tốt, có thể còn làm chướng ngại người khác học Phật. Người khác đang học Phật, họ thì đang ở đó quấy rối, họ đang ở đó phá đám. Và cái này chính là phá hòa hợp tăng ở trong tội ngũ nghịch. Cái quả báo này rất nặng. Bản thân họ có biết hay không vậy? Bản thân không biết. Cho rằng cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của họ đều là đúng, bản thân họ không biết. Tại sao không biết vậy? Đạo nhãn chưa khai. Người khác tạm thời không bàn, điều quan trọng nhất là phải thường xuyên tự mình kiểm điểm, soi lại. Chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật có phải là xen dùng tình kiến hay không? Nếu như có cái thứ này thì phải biết đây là đại bệnh, đây là gốc bệnh, nhất thiết phải trừ bỏ. Dùng phương pháp gì trừ bỏ vậy? Kim Cang Bát-nhã. Cách trừ như thế nào vậy? Lìa tất cả tướng. Trong kinh nói ưng vô sở trụ. Người tu hành chân chánh, nhất định phải ở mọi lúc, ở mọi nơi ở trong tất cả cảnh duyên. Cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Khi chúng ta đối diện tâm phải thanh tịnh, một niệm không sanh, cái này chính là ngoài không dính tướng, trong không động tâm, ở trong đây không xen tình kiến, gìn giữ tâm thanh tịnh của mình. Nếu như xen dùng tình kiến, phía dưới đây nói rất hay: Khởi đãn lục độ hành bất hảo. Lục độ không cần nói những cái khác, vừa mới nói bố thí. Bố thí bạn cũng tu không tốt. Bố thí gieo phước điền, cái phước đó của bạn gieo ở trên đá rồi, sẽ không sinh trưởng. Người ta gieo phước điền là gieo ở trong đất màu mỡ, nó sẽ bén rễ, khỏe mạnh, nảy mầm, sẽ kết quả. Còn cái gieo đó của bạn là gieo ở trên đá, gieo ở trong đất cát sẽ không bén rễ, đây chính là bạn hoàn toàn không biết gì về phước điền, ngay cả bố thí, tu phước đều không thể được. Vả lại những thứ khác thì sao? Chắc chắn tăng trưởng ngã mạn. Cống cao ngã mạn, cạnh khởi tham sân. Cạnh là ở đó cạnh tranh, thi đua, thi đấu. Tham, sân, nghi, mạn, không những không có đoạn hết, không có tiêu hết, trái lại hằng ngày đang tăng trưởng, vậy là sai rồi. Bản thân chúng ta tu hành, nhất định phải thường xuyên kiểm điểm công phu của chúng ta như thế nào. Trên thực tế nói đồng tu học Phật, hai thời khóa tụng sáng tối chính là làm cái công phu này. Khóa sáng là nhắc nhở bản thân chúng ta, khóa sáng đọc kinh văn chính là nghe Phật chỉ dạy. Toàn bộ hoạt động sống trong một ngày này của chúng ta không làm trái lại lời giáo huấn của Phật, thì cái khóa sáng này thật sự là có ý nghĩa rồi. Khóa tối là soi lại, là sám hối. Tụng khóa tối nghĩ xem ngày hôm nay ta có làm trái lại lời giáo huấn của Phật hay không? Nếu như có làm trái lại, chưa làm được, thì phải sửa chữa lỗi lầm. Cho nên khóa tối là soi lại, kiểm điểm, sám hối. Khóa sáng tối nếu không phải làm như vậy thế là hoàn toàn vô ý nghĩa rồi. Sáng sớm, Phật Bồ-tát đã đọc một quyển kinh, khóa sáng đã niệm rồi, giống như cái sự việc này đã bàn giao rồi. Buổi tối niệm lại một lần nữa, bạn thấy cái làm học trò này của ta không tồi, hai thời sáng tối một thời cũng không thiếu. Thực ra là ruột để ngoài da, là làm theo hình thức, là kiểu dáng, cái hình thức kiểu dáng này, đã là tu mù thì chắc chắn sinh chướng nặng. Tu mù là kiến giải, tư tưởng, hành vi hoàn toàn không có giúp ích gì cho mình. Nếu dùng thuật ngữ Phật giáo để nói là hoàn toàn không liên quan gì với quán hạnh. Cái công phu đó đâu thể đắc lực được! Trọng chướng là cách nói như thế nào vậy? Lời tôi nói ra là rất khó nghe. Bạn thử xem, hình Phật vẽ, tượng Phật điêu khắc bằng gỗ, làm khóa sáng, sáng sớm gạt ngài một lần, khóa tối lại gạt ngài một lần nữa, mỗi ngày gạt hai lần, từ mồng một đến 30 tháng chạp, hằng ngày cứ gạt như thế, thì cái tội này của bạn là quá nặng rồi, trọng chướng. Người sống nếu như bạn gạt họ thì còn có thể tha thứ được, Tượng Phật điêu khắc bằng gỗ, bằng đất bạn cũng nhẫn tâm một ngày gạt 2 lần, thì cái tâm này của bạn thôi thôi đừng nói nữa. Nhưng mà cái thế gian này vẫn thật sự có người làm như vậy. Chúng ta phải suy nghĩ chúng ta có phải là làm như vậy hay không? Đây là việc rất đáng kiểm điểm. Hễ là tham sân si mạn vẫn còn, nếu còn giữ cái tâm sợ hãi, thấy phiền não nghiệp chướng của ta vẫn còn nặng như vậy, ta tu hành công phu không đắc lực, nhất định phải khiến tập khí phiền não của mình mỗi năm một nhẹ hơn. Suy nghĩ năm nay so với năm trước, năm nay đã nhẹ hơn rất nhiều rồi. Tháng này so với tháng trước tập khí phiền não của ta đã bớt đi rất nhiều, đây là tiến bộ, đây chính là công phu đắc lực. Công phu có đắc lực hay không là từ cái chỗ này mà tính. Không phải nói ta tụng kinh bao nhiêu lần. Năm ngoái cái “Kinh Vô Lượng Thọ” này tôi một ngày tụng một lần, năm nay tôi một ngày tụng hai lần, bạn một ngày tụng hai chục lần cũng không có tác dụng. Cổ nhân chẳng phải nói: gào rát cổ họng cũng uổng công sao? Đâu có tác dụng gì! Không ở trên số lần nhiều, là ở chỗ bạn công phu có đắc lực hay không. Sao gọi là đắc lực? Có phải thật sự phiền não bớt hay chưa? Phiền não bớt rồi tâm thanh tịnh rồi, trí tuệ nhất định tăng trưởng, cũng chính là nói cái thế gian này danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, chắc chắn là mỗi năm xem một nhạt hơn, đây là bạn công phu tiến bộ rồi, bạn xem nhạt rồi. Dần dần khi ở trong những cảnh duyên này, họ không động tâm nữa, tâm khôi phục về thanh tịnh rồi, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng tốt, người thiện cũng tốt, người ác cũng tốt, sóng ở trong tâm họ không còn cao như trước đây nữa, không còn kích động như trước, tâm dần dần bình rồi, đây gọi là công phu, cái này gọi là đắc lực. Khởi tâm động niệm bớt nghĩ việc của mình rồi, khởi tâm động niệm biết nghĩ cho người khác, biết nghĩ đến tất cả chúng sanh, biết nghĩ cho toàn bộ Phật pháp, người này chính là đạo nhãn dần dần khai rồi, cảnh giới dần dần tốt rồi, càng chuyển càng tốt. Chúng ta không được phép không biết, không được tiếp tục tu mù luyện mò nữa. Cái tu mù luyện mò này, bạn xem dưới đây nói, không những tham sân si của bạn không thể đoạn dứt, hằng ngày vẫn đang tăng trưởng: “Phản tương Phật pháp nhiễu loạn, hành đắc bất luân bất loại, khải nhân nghi báng.” Khiến người khác nhìn thấy bạn học Phật hoài nghi, thậm chí là phỉ báng. Khiến người ta nhìn thấy bạn học Phật, học Phật rất đáng sợ, cái Phật pháp này không nên học, nếu học sẽ dẫn đến cái tình trạng này! Đây là điểm chúng ta phải từng giây từng phút ghi nhớ ở trong tâm, từng giây từng phút soi lại, kiểm điểm, sửa chữa lỗi lầm, đoạn ác tu thiện. “Trực thị ư Phật pháp, đạo lý nhất vô sở kiến, khởi chỉ bất năng kiến tánh nhi dĩ.” Cái kiến tánh này không thể bàn đến được. Những đạo lý mà Phật pháp nói, có thể nói là họ hoàn toàn không biết. Chúng ta đọc kinh, nghe kinh cũng có thể hiểu rõ những đạo lý này. Nhưng mà những đạo lý này không thể dùng vào trong đời sống của chúng ta. Tại sao không thể dùng được vậy? Tập khí ác của chúng ta quá nặng rồi, đã trở thành thói quen rồi! Nghe cái Phật pháp này nghe thấy rất hay, cảm thấy rất có lý, cũng rất ưa thích. Khi nghe ở trong tâm thấy rất nhẹ nhàng, bước ra khỏi cửa liền quên sạch rồi, không còn gì nữa. Khi nghe giống như là được, bước ra liền mất hết rồi. Đây là nguyên nhân gì vậy? Không đủ sâu sắc, cho nên không sinh ra sức mạnh. Làm thế nào khiến cái lý của Phật pháp này thật sự khởi tác dụng ở trong tâm chúng ta vậy? Đó nhất định là có một đoạn thời gian bền gan vững chí, cần đem nó nhập vào, cái này mới được. Ở nước Mỹ, tôi gặp được một số đồng tu, họ học Phật mười mấy năm, tình hình học là hoàn toàn giống như chỗ này nói vậy, thật sự là luyện mù tu mò, tham sân si mạn hằng ngày tăng trưởng. Một năm trở lại đây họ phát tâm nghe băng ghi âm, đem từng chữ, từng chữ mà ở trong băng ghi âm giảng, đem nó viết ra. Người này thâm nhập rồi, viết được nửa năm, một năm tập khí tật xấu thật sự giảm bớt rồi, đối với thế duyên xem nhẹ rồi, vào được rồi, họ đắc lực rồi. Cái này chính là họ ngày đêm đang ở đó bền gan bền chí, chú ý lắng nghe, chăm chỉ viết ra, vậy mới sinh ra hiệu quả, cái phương pháp này thật sự hay. Vậy thì bộ kinh này đã có người khác viết ra rồi. Chúng ta viết, được. Họ viết là chuyện của họ, họ được lợi ích. Bạn không viết thì bạn không được lợi ích. Người nào viết người đó được lợi ích. Dùng cái của người khác là không được, bản thân không đạt được lợi ích. Hiện nay người dùng băng từ viết giảng ký không ít, ở Đài Loan, ở Trung Quốc, ở Mỹ đều rất nhiều. Tôi thường hay nhận được thư của họ gởi đến, nói với tôi, họ đang chăm chỉ viết. Cái này là hiện nay dùng cái phương pháp này vẫn có thể nói thu được một chút hiệu quả. Nghe kinh không được, quá khó rồi. Không nên nói là bài giảng của chúng ta không phải là dài hạn, là không liên tục. Cái gọi là bữa đực bữa cái, muốn có hiệu quả vô cùng khó khăn. Như thế đây chính là ở trong thập đại nguyên vương tại sao có thỉnh Phật trụ thế, đạo lý là ở chỗ này. Thiện tri thức nếu không thể thường trụ ở cái nơi này, hằng ngày nói với chúng ta, chúng ta mỗi ngày đến nghe kinh, mỗi ngày đến huân tập, huân tập 20 năm, 30 năm, 40 năm, có lẽ có được cái dáng vẻ, có thể chuyển biến một chút, huân tập thời gian dài. Nếu như không huân tập thời gian dài thì rất khó thu được hiệu quả. Nhưng mà chúng ta xem thấy cổ nhân, giống như cao tăng truyện, cư sĩ truyện ở trong Đại Tạng Kinh. Trước đây những người tu hành xuất gia, tại gia này, họ thường thường khoảng 5- 3 năm là khai ngộ rồi, là có thể khế nhập rồi. Tại sao chúng ta ngày nay 30 năm 50 năm cũng không được vậy? Cái này là bạn chưa có nhìn thấy cách thức tu học của người trước đây với người hiện nay. Người trước đây tu học thật sự là bền gan vững chí. Ở trong tự viên 8 giờ giảng kinh, mỗi ngày nghe giảng kinh 8 giờ, 8 giờ tu hành. Phương pháp tu hành đại thể là không ngoài tham thiền, niệm Phật. Cho nên ở trong tự viện, nếu như không có thiền đường, thì nhất định có niệm Phật đường. Tóm lại không ngoài hai loại này. Nếu như là ở trong thiền đường Thiền Tông, một ngày nghe giảng kinh 8 giờ, ở trong thiền đường ngồi thiền tĩnh tọa 8 giờ, 1 ngày 16 giờ. Dụng công như vậy mạnh hơn nhiều so với trường học hiện nay của chúng ta. Không những so với trường học, so với quân đội cũng thù thắng hơn nhiều. Quân đội cũng không có nghiêm khắc như vậy, một ngày 16 giờ đồng hồ. Cho nên họ có 3 năm 5 năm huân tập, thành công rồi. Chúng ta ngày nay tại sao không thành công vậy? Một ngày 24 giờ, nghe kinh 2 giờ đồng hồ, còn 22 giờ khởi vọng tưởng, bạn nói còn trông mong gì nữa? Không có hy vọng rồi. Người trước đây là một ngày 16 giờ dụng công, bạn muốn bảo họ khởi vọng tưởng, họ không có thời gian, họ quá mệt mỏi rồi, họ muốn nghỉ ngơi thôi. 8 giờ đồng hồ đó còn phải nghỉ ngơi, còn phải làm việc, còn phải ăn cơm. Cho nên cuộc sống của họ vô cùng khẩn trương, không có thời gian khởi vọng tưởng. Đây chính là chỗ nguyên nhân mà người hiện nay tu hành như thế nào cũng không có cách gì sánh bằng cổ nhân được. Không phải người chúng ta hiện nay đầu óc không bằng cổ nhân, không phải vậy. Cách thức tu học của chúng ta kém quá xa so với cổ nhân rồi. Người ta mỗi ngày dụng công 16 giờ, chúng ta cùng lắm là 2 giờ đồng hồ, cái này là làm như thế nào cũng vô phương. Tôi trước đây ở trong các buổi giảng đã từng nói, mặc dù chúng ta ngày nay một ngày có thể dụng công 12 giờ, 12 giờ còn lại vẫn đang khởi vọng tưởng, cái công phu đó mới một nửa này nửa kia. Nếu muốn khắc phục tập khí vọng tưởng từ vô thủy kiếp đến nay, không dễ dàng. Cho nên cổ nhân 16 giờ đồng hồ là chính xác. Và hiện nay chúng ta đã không có cái cơ hội này rồi, tìm không ra loại đạo tràng này rồi. Làm thế nào đây? Nếu như bạn thật sự muốn dụng công thì tự mình làm. Hiện nay tự mình làm duyên còn thù thắng hơn so với cổ nhân tự mình làm. Cổ nhân vào thời đó là nói nương vào chúng, dựa vào chúng, đại chúng cùng cộng tu với nhau, khích lệ lẫn nhau. Một người quá khó khăn rồi, không có người giúp đỡ. Hiện nay một người được. Hiện nay chúng ta có truyền hình, có băng ghi hình, có băng ghi âm. Chúng ta dùng những thứ này để hỗ trợ, cái niệm Phật đường nhỏ bé ở nhà của chúng ta, một người tu cũng được, 2, 3 người tu cũng được, máy niệm Phật mở lên thì suốt 24 tiếng đồng hồ Phật hiệu không gián đoạn, so sánh với niệm Phật đường của ngày xưa thì không có gì khác nhau, niệm Phật đường của người ta thì nhiều người, chúng ta thì ít, nhưng mà Phật hiệu không hề gián đoạn, khi nhiễu Phật thì niệm ra tiếng, khi chỉ tịnh khi lạy Phật thì không niệm Phật ra tiếng, hoặc niệm thầm, phương pháp này rất hay, cho nên ngày nay cái thời đại này người thật sự chịu dụng công phu tự tu, thì sẽ thành tựu. Câu cuối cùng, “chấp pháp vi thực, chi quá như thử, ngã đẳng đương thống giới chi”, đây chính là kinh văn đã nói, “Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí” Trụ chính là trong tâm chấp trước, cho rằng cái pháp này là thật, là thật có, không biết rằng “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, không biết rằng “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng.” Cho nên loại tu hành này có sai lầm lớn như vậy, thật sự là tu mù luyện đui.
TRÍCH TRONG: KINH KIM CANG GIẢNG KÝ TẬP 128.
HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG!
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.