CON NGƯỜI SỐNG Ở ĐỜI VÌ SAO KHỔ ĐẾN NHƯ VẬY ? CHÚNG TA PHẢI HIỂU RỎ CHÂN TƯỚNG SỰ THẬT VÀ ĐẠO LÝ CỦA NHÂN QUẢ BÁO ỨNG. TRỒNG NHÂN THIỆN NHẤT ĐỊNH ĐƯỢC QUẢ THIỆN, TẠO ÁC NGHIỆP NHẤT ĐỊNH CHIÊU QUẢ KHỔ.

Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên. Con người vì sao khổ đến như vậy? Chúng ta phải hiểu rõ chân tướng sự thật và đạo lý của nhân quả báo ứng. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ. Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải viễn ly tham sân si. Khởi tham sân si là tạo ác nghiệp cực trọng, chiêu cảm đến quả báo.

Nhiều người trên thế gian có phước báu. Phước báu đó là quả của tâm thiện, hành thiện tạo tác nghiệp thiện. Đức Phật đã dạy, đoạn ác tu thiện thì nghiệp báo có thể thay đổi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm, triều nhà Minh, nhờ thông suốt đạo lý nhân quả này mà cả đời không những có thể chuyển đổi vận mạng chính mình mà còn cầu được tài, được con, và được công danh. “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” quả thực không sai. Thế nhưng cầu nguyện có đạo lý của cầu nguyện. Như lý như pháp mà cầu, nhất định sẽ đạt. Vậy, thế nào gọi là như lý như pháp mà cầu? Chúng ta khởi tâm động niệm vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh, không chỉ riêng lẻ vì chính mình. Chẳng hạn, chúng ta cầu tài vì mục đích giúp đỡ chúng sinh khổ nạn, lời nguyện cầu phát tài này là hợp lý, nên sẽ được cảm ứng. Còn cầu phát tài cho chính mình hưởng thụ sẽ không thể cảm ứng.

Chư Phật bồ tát thành tựu việc thiện cho người, giúp người làm việc tốt, chứ không giúp người làm việc ác. Giúp tạo ác nghiệp, chỉ có ma, không phải là Phật. Chúng tôi những năm đầu khi vừa mới ra giảng kinh, pháp sư Đức Dung ở Đài Loan thường đến nghe giảng kinh, hiện tại vị pháp sư này đã qua đời. Khi đó, một hôm ông hỏi chúng tôi: “pháp sư Tịnh Không, ngài thường hay nói ‘Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng’, bản thân tôi cảm thấy hoài nghi.

Tôi đã từng hướng đến bồ tát Địa Tạng cầu xin một cái tủ lạnh, nhưng đã ba năm vẫn chưa có”. Chúng tôi liền hỏi ông ấy: “xin hỏi đạo tràng của thầy ở bao nhiêu chúng vậy?” Ông nói chỉ có một mình ông. Chúng tôi liền nói: “không cần thiết, nếu tôi là bồ tát Địa Tạng cũng sẽ không cho, vì chỉ có một mình ông thì không cần thiết”. Chúng ta vì đại chúng, thì sự mong cầu này là hợp lý, còn để một mình hưởng thụ mà mong cầu là sai. Bản thân chúng tôi học Phật nhiều năm kiểm nghiệm xác xác thực thực “hữu cầu tất ứng”. Cái mong cầu của chúng tôi không phải là tủ lạnh, mà là kinh sách. Chúng tôi muốn đọc những kinh sách nào, chỉ cần trong lòng nghĩ đến, thì khoảng một hai tháng liền sẽ có người đưa đến, cảm ứng rất tốt. Chúng tôi nhớ được thời gian linh ứng dài nhất là nửa năm. Khi đó trong lòng chúng tôi muốn tìm một bộ Trung Quán Luận Sớ, chúng tôi nhờ người tìm giúp nhưng đến nửa năm mới tìm được, chân thật “hữu cầu tất ứng”. Chúng ta xuất gia vì muốn thâm nhập kinh tạng, vì để hoằng pháp lợi sinh, do đó kinh điển là sách tham khảo trọng yếu, quyết không phải là nhu cầu xa xỉ, cũng không vì chính mình, cho nên cảm ứng không thể nghĩ bàn.

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG.
TRÍCH TỪ: KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
CON NGƯỜI SỐNG Ở ĐỜI VÌ SAO KHỔ ĐẾN NHƯ VẬY ? CHÚNG TA PHẢI HIỂU RỎ CHÂN TƯỚNG SỰ THẬT VÀ ĐẠO LÝ CỦA NHÂN QUẢ BÁO ỨNG. TRỒNG NHÂN THIỆN NHẤT ĐỊNH ĐƯỢC QUẢ THIỆN, TẠO ÁC NGHIỆP NHẤT ĐỊNH CHIÊU QUẢ KHỔ. Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên. Con người vì sao khổ đến như vậy? Chúng ta phải hiểu rõ chân tướng sự thật và đạo lý của nhân quả báo ứng. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ. Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải viễn ly tham sân si. Khởi tham sân si là tạo ác nghiệp cực trọng, chiêu cảm đến quả báo. Nhiều người trên thế gian có phước báu. Phước báu đó là quả của tâm thiện, hành thiện tạo tác nghiệp thiện. Đức Phật đã dạy, đoạn ác tu thiện thì nghiệp báo có thể thay đổi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm, triều nhà Minh, nhờ thông suốt đạo lý nhân quả này mà cả đời không những có thể chuyển đổi vận mạng chính mình mà còn cầu được tài, được con, và được công danh. “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” quả thực không sai. Thế nhưng cầu nguyện có đạo lý của cầu nguyện. Như lý như pháp mà cầu, nhất định sẽ đạt. Vậy, thế nào gọi là như lý như pháp mà cầu? Chúng ta khởi tâm động niệm vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh, không chỉ riêng lẻ vì chính mình. Chẳng hạn, chúng ta cầu tài vì mục đích giúp đỡ chúng sinh khổ nạn, lời nguyện cầu phát tài này là hợp lý, nên sẽ được cảm ứng. Còn cầu phát tài cho chính mình hưởng thụ sẽ không thể cảm ứng. Chư Phật bồ tát thành tựu việc thiện cho người, giúp người làm việc tốt, chứ không giúp người làm việc ác. Giúp tạo ác nghiệp, chỉ có ma, không phải là Phật. Chúng tôi những năm đầu khi vừa mới ra giảng kinh, pháp sư Đức Dung ở Đài Loan thường đến nghe giảng kinh, hiện tại vị pháp sư này đã qua đời. Khi đó, một hôm ông hỏi chúng tôi: “pháp sư Tịnh Không, ngài thường hay nói ‘Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng’, bản thân tôi cảm thấy hoài nghi. Tôi đã từng hướng đến bồ tát Địa Tạng cầu xin một cái tủ lạnh, nhưng đã ba năm vẫn chưa có”. Chúng tôi liền hỏi ông ấy: “xin hỏi đạo tràng của thầy ở bao nhiêu chúng vậy?” Ông nói chỉ có một mình ông. Chúng tôi liền nói: “không cần thiết, nếu tôi là bồ tát Địa Tạng cũng sẽ không cho, vì chỉ có một mình ông thì không cần thiết”. Chúng ta vì đại chúng, thì sự mong cầu này là hợp lý, còn để một mình hưởng thụ mà mong cầu là sai. Bản thân chúng tôi học Phật nhiều năm kiểm nghiệm xác xác thực thực “hữu cầu tất ứng”. Cái mong cầu của chúng tôi không phải là tủ lạnh, mà là kinh sách. Chúng tôi muốn đọc những kinh sách nào, chỉ cần trong lòng nghĩ đến, thì khoảng một hai tháng liền sẽ có người đưa đến, cảm ứng rất tốt. Chúng tôi nhớ được thời gian linh ứng dài nhất là nửa năm. Khi đó trong lòng chúng tôi muốn tìm một bộ Trung Quán Luận Sớ, chúng tôi nhờ người tìm giúp nhưng đến nửa năm mới tìm được, chân thật “hữu cầu tất ứng”. Chúng ta xuất gia vì muốn thâm nhập kinh tạng, vì để hoằng pháp lợi sinh, do đó kinh điển là sách tham khảo trọng yếu, quyết không phải là nhu cầu xa xỉ, cũng không vì chính mình, cho nên cảm ứng không thể nghĩ bàn. PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG. TRÍCH TỪ: KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
13
13 Kommentare 0 Anteile
LỊCH THÁNG