HIỆN THỜI LÀ THỜI KỲ MẠT PHÁP CỦA THÍCH CA MÂU NI PHẬT, ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ĐÃ NHẬN NHIỆM VỤ, ĐÃ THAY MẶT PHẬT GIÁO HÓA CHÚNG SANH. ĐỊA TẠNG LÀ GÌ??? PHẢI BIẾT ĐÓ LÀ HIẾU THẢO CHA MẸ, TÔN KÍNH THẦY. CHỈ CẦN CHÚNG SANH HIẾU THUẬN CHA MẸ, TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO THÌ NGƯỜI ẤY SẼ CÓ DUYÊN GẶP GỠ THÁNH HIỀN. NẾU CHẲNG CÓ TÂM NGUYỆN ẤY SUỐT ĐỜI CHẲNG GẶP ĐƯỢC.

Mỗi chúng sanh chúng ta phải biết: Quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung; thời gian vô thỉ, vô chung, không gì lớn lao lọt ra ngoài, không gì nhỏ nhặt chẳng gồm trong. “Thỉ chung” là nói tới thời gian. “Thời - không” (thời gian, không gian) là Pháp Thân; thời - không là Tánh Đức của bậc kiến tánh, là Pháp Thân của người ấy. Vì vậy, Pháp Thân trọn khắp hết thảy mọi nơi, hết thảy mọi lúc; bất luận chúng sanh nào chỉ cần có cảm, lập tức bèn ứng, chẳng có đến đi, hiện diện ngay trong hiện tiền. Vì vậy, Đại Thừa nói “tức tại đương hạ” (ở ngay trong lúc này), câu ấy là thật, là lời thật, ngay trong hiện tại. Chẳng có quá khứ, vị lai, chẳng có cõi này hay phương khác. Thời - không cũng chẳng tồn tại. Khi mê, có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thời - không; khi giác ngộ chẳng có. Trong Bách Pháp Minh Môn Luận, Thiên Thân Bồ Tát đã giảng chân tướng sự thật này rất rõ rệt. Trong bách pháp, thời gian và không gian là Bất Tương Ứng Hành Pháp. Người hiện thời gọi Bất Tương Ứng Hành Pháp là “khái niệm trừu tượng”, chẳng phải là sự thật, mà là khái niệm trừu tượng. Chúng ta phải nhận biết rõ ràng, phải hiểu minh bạch, Bồ Tát ở đâu? Ngay trong hiện tiền! Chưa từng rời khỏi chúng ta, mà chúng ta cũng chưa hề rời khỏi Ngài; bất quá, chúng ta mê tự tánh nên chẳng thấy! Nếu giác ngộ tự tánh, quý vị sẽ biết chưa hề rời khỏi.

“Nhi Cực Lạc tắc kỳ trung đa hữu Nhất Sanh Bổ Xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên A-tăng-kỳ thuyết” (nhưng Cực Lạc thì trong ấy có nhiều vị là Nhất Sanh Bổ Xứ, số ấy rất nhiều, chẳng thể tính toán mà hòng biết được, chỉ có thể nói là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ). Đoạn này là kinh văn trong kinh Di Đà do đức Phật nói. Tây Phương Cực Lạc thế giới thánh hiền đông đảo, toàn là đại thánh, chẳng phải là tiểu thánh, Nhất Sanh Bổ Xứ mà! Quán Thế Âm Bồ Tát giống như Di Lặc Bồ Tát, trong tương lai, A Di Đà Phật lão nhân gia duyên đã tận, Ngài sẽ thoái vị, trở về Thường Tịch Quang, Quán Âm Bồ Tát bèn thay thế, kế tục Ngài thành Phật trong thế giới Cực Lạc. Khi Quán Âm Bồ Tát duyên tận, trở về Thường Tịch Quang, Đại Thế Chí Bồ Tát bèn kế tục Quán Âm Bồ Tát. Do vậy, thế giới ấy chỉ có Chánh Pháp, chẳng có Tượng Pháp, cũng chẳng có Mạt Pháp. Trong thế gian này của chúng ta, pháp vận của đức Phật có Tượng Pháp và Mạt Pháp, thế giới Cực Lạc chẳng có. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn có Phật trụ thế, từng vị kế tục nhau. Quý vị thấy lần này, Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, vị Phật kế tiếp là Di Lặc Bồ Tát sẽ giáng thế thành Phật nhằm khi nào? Kinh Di Lặc Hạ Sanh cho biết là năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau, Di Lặc Bồ Tát mới giáng thế.

Trong khoảng thời gian dài như vậy, thế gian này chẳng có Phật, không có Phật giáo, đáng thương thay! Chúng sanh tạo nghiệp. Phật, Bồ Tát vẫn từ bi, có người thay mặt Phật; trong thời gian dài như thế, ai thay mặt? Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hiện thời là thời kỳ Mạt Pháp của Thích Ca Phật, Địa Tạng Bồ Tát đã nhận nhiệm vụ, đã thay mặt Phật. Địa Tạng nghĩa là gì? Phải biết đó là hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy. Chỉ cần chúng sanh thật sự hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, người ấy sẽ có duyên gặp gỡ thánh hiền. Nếu chẳng có tâm nguyện ấy, suốt đời chẳng gặp được. Dẫu gặp gỡ, cũng chỉ là trong sát-na đã trôi qua (chẳng còn gặp gỡ nữa), chẳng được thánh hiền giáo huấn. Do vậy biết: Tâm thái trọng yếu lắm, tâm thái quyết định hết thảy, pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng có ngoại lệ.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (KVLT 11) Tập 28/1'18'12-1'25'12.

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 5 tháng 04 năm 2010.

Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội.

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong.

XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
HIỆN THỜI LÀ THỜI KỲ MẠT PHÁP CỦA THÍCH CA MÂU NI PHẬT, ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ĐÃ NHẬN NHIỆM VỤ, ĐÃ THAY MẶT PHẬT GIÁO HÓA CHÚNG SANH. ĐỊA TẠNG LÀ GÌ??? PHẢI BIẾT ĐÓ LÀ HIẾU THẢO CHA MẸ, TÔN KÍNH THẦY. CHỈ CẦN CHÚNG SANH HIẾU THUẬN CHA MẸ, TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO THÌ NGƯỜI ẤY SẼ CÓ DUYÊN GẶP GỠ THÁNH HIỀN. NẾU CHẲNG CÓ TÂM NGUYỆN ẤY SUỐT ĐỜI CHẲNG GẶP ĐƯỢC. Mỗi chúng sanh chúng ta phải biết: Quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung; thời gian vô thỉ, vô chung, không gì lớn lao lọt ra ngoài, không gì nhỏ nhặt chẳng gồm trong. “Thỉ chung” là nói tới thời gian. “Thời - không” (thời gian, không gian) là Pháp Thân; thời - không là Tánh Đức của bậc kiến tánh, là Pháp Thân của người ấy. Vì vậy, Pháp Thân trọn khắp hết thảy mọi nơi, hết thảy mọi lúc; bất luận chúng sanh nào chỉ cần có cảm, lập tức bèn ứng, chẳng có đến đi, hiện diện ngay trong hiện tiền. Vì vậy, Đại Thừa nói “tức tại đương hạ” (ở ngay trong lúc này), câu ấy là thật, là lời thật, ngay trong hiện tại. Chẳng có quá khứ, vị lai, chẳng có cõi này hay phương khác. Thời - không cũng chẳng tồn tại. Khi mê, có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thời - không; khi giác ngộ chẳng có. Trong Bách Pháp Minh Môn Luận, Thiên Thân Bồ Tát đã giảng chân tướng sự thật này rất rõ rệt. Trong bách pháp, thời gian và không gian là Bất Tương Ứng Hành Pháp. Người hiện thời gọi Bất Tương Ứng Hành Pháp là “khái niệm trừu tượng”, chẳng phải là sự thật, mà là khái niệm trừu tượng. Chúng ta phải nhận biết rõ ràng, phải hiểu minh bạch, Bồ Tát ở đâu? Ngay trong hiện tiền! Chưa từng rời khỏi chúng ta, mà chúng ta cũng chưa hề rời khỏi Ngài; bất quá, chúng ta mê tự tánh nên chẳng thấy! Nếu giác ngộ tự tánh, quý vị sẽ biết chưa hề rời khỏi. “Nhi Cực Lạc tắc kỳ trung đa hữu Nhất Sanh Bổ Xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên A-tăng-kỳ thuyết” (nhưng Cực Lạc thì trong ấy có nhiều vị là Nhất Sanh Bổ Xứ, số ấy rất nhiều, chẳng thể tính toán mà hòng biết được, chỉ có thể nói là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ). Đoạn này là kinh văn trong kinh Di Đà do đức Phật nói. Tây Phương Cực Lạc thế giới thánh hiền đông đảo, toàn là đại thánh, chẳng phải là tiểu thánh, Nhất Sanh Bổ Xứ mà! Quán Thế Âm Bồ Tát giống như Di Lặc Bồ Tát, trong tương lai, A Di Đà Phật lão nhân gia duyên đã tận, Ngài sẽ thoái vị, trở về Thường Tịch Quang, Quán Âm Bồ Tát bèn thay thế, kế tục Ngài thành Phật trong thế giới Cực Lạc. Khi Quán Âm Bồ Tát duyên tận, trở về Thường Tịch Quang, Đại Thế Chí Bồ Tát bèn kế tục Quán Âm Bồ Tát. Do vậy, thế giới ấy chỉ có Chánh Pháp, chẳng có Tượng Pháp, cũng chẳng có Mạt Pháp. Trong thế gian này của chúng ta, pháp vận của đức Phật có Tượng Pháp và Mạt Pháp, thế giới Cực Lạc chẳng có. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn có Phật trụ thế, từng vị kế tục nhau. Quý vị thấy lần này, Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, vị Phật kế tiếp là Di Lặc Bồ Tát sẽ giáng thế thành Phật nhằm khi nào? Kinh Di Lặc Hạ Sanh cho biết là năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau, Di Lặc Bồ Tát mới giáng thế. Trong khoảng thời gian dài như vậy, thế gian này chẳng có Phật, không có Phật giáo, đáng thương thay! Chúng sanh tạo nghiệp. Phật, Bồ Tát vẫn từ bi, có người thay mặt Phật; trong thời gian dài như thế, ai thay mặt? Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hiện thời là thời kỳ Mạt Pháp của Thích Ca Phật, Địa Tạng Bồ Tát đã nhận nhiệm vụ, đã thay mặt Phật. Địa Tạng nghĩa là gì? Phải biết đó là hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy. Chỉ cần chúng sanh thật sự hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, người ấy sẽ có duyên gặp gỡ thánh hiền. Nếu chẳng có tâm nguyện ấy, suốt đời chẳng gặp được. Dẫu gặp gỡ, cũng chỉ là trong sát-na đã trôi qua (chẳng còn gặp gỡ nữa), chẳng được thánh hiền giáo huấn. Do vậy biết: Tâm thái trọng yếu lắm, tâm thái quyết định hết thảy, pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng có ngoại lệ. Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (KVLT 11) Tập 28/1'18'12-1'25'12. Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không. Thời gian: Ngày 5 tháng 04 năm 2010. Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội. Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong. XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
20
37 Comentários 0 Compartilhamentos
LỊCH THÁNG