🌺 Thưa Pháp sư!
-Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê. Giác mà không mê thì con người này liền thành Phật.
Người năm 26 tuổi bắt đầu học Phật, tiếp xúc được Phật pháp, năm nay hơn 70 tuổi rồi, có giác ngộ hay không vậy?

🌺Pháp sư Tịnh Không:
-Không thể nói là không có. Có! Nhưng chỉ là chút ít thôi, hay nói cách khác, đối với pháp thế gian cùng xuất thế gian không quá bị mê hoặc. Không mê chính là không bị nó xoay chuyển. Lời nói này giảng giải thế nào vậy? Người thông thường sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần sẽ khởi tâm động niệm, sẽ sanh tham-sân-si-mạn. Khi xem thấy đẹp, dễ nhìn thì nhìn nhiều một chút, nghe thấy hay thì thích nghe, đó chính là mê. Người giác ngộ thì đẹp hay không đẹp đều như nhau, là bình đẳng, tâm thanh tịnh. Vì sao nói đều là giống như nhau? Thành thật mà nói, “phàm hễ có tướng đều là hư vọng”, đẹp mắt là hư vọng, không đẹp mắt vẫn là hư vọng, cho nên nó là bình đẳng. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.
Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh, phải kiểm điểm, chính mình thật sự có giác ngộ hay không, rốt cuộc giác ngộ đến mức độ nào? Chính ở trong cuộc sống hằng ngày, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không? Nếu như nghe người khác tán thán thì sanh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sanh tử luân hồi trong sáu cõi, như vậy sao được chứ? Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật.
Đồng tu học Phật chúng ta bước vào cửa Phật, bài khóa đầu tiên chính là tiếp xúc “Tam Quy Y”. Chúng ta đã giảng Tam Quy Y rất rõ ràng, rất tường tận rồi, bạn rốt cuộc có quy hay không? “Quy” chính là quay về, quay đầu. Bạn rốt cuộc có quay đầu hay không? “Y” là nương tựa, bạn có nương tựa hay không? Nếu chỉ quy y trên hình thức, chỉ làm một nghi thức quy y nhưng trên thực tế không có quay đầu, không có nương tựa, thì quy y như vậy là giả, không phải thật, hữu danh vô thực.
“Quy y Phật” là Giác mà Không Mê.
“Quy y Pháp” là Chánh mà Không Tà.
“Quy y Tăng” là Tịnh mà Không Nhiễm./.
🌺 Thưa Pháp sư! -Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê. Giác mà không mê thì con người này liền thành Phật. Người năm 26 tuổi bắt đầu học Phật, tiếp xúc được Phật pháp, năm nay hơn 70 tuổi rồi, có giác ngộ hay không vậy? 🌺Pháp sư Tịnh Không: -Không thể nói là không có. Có! Nhưng chỉ là chút ít thôi, hay nói cách khác, đối với pháp thế gian cùng xuất thế gian không quá bị mê hoặc. Không mê chính là không bị nó xoay chuyển. Lời nói này giảng giải thế nào vậy? Người thông thường sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần sẽ khởi tâm động niệm, sẽ sanh tham-sân-si-mạn. Khi xem thấy đẹp, dễ nhìn thì nhìn nhiều một chút, nghe thấy hay thì thích nghe, đó chính là mê. Người giác ngộ thì đẹp hay không đẹp đều như nhau, là bình đẳng, tâm thanh tịnh. Vì sao nói đều là giống như nhau? Thành thật mà nói, “phàm hễ có tướng đều là hư vọng”, đẹp mắt là hư vọng, không đẹp mắt vẫn là hư vọng, cho nên nó là bình đẳng. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ. Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh, phải kiểm điểm, chính mình thật sự có giác ngộ hay không, rốt cuộc giác ngộ đến mức độ nào? Chính ở trong cuộc sống hằng ngày, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không? Nếu như nghe người khác tán thán thì sanh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sanh tử luân hồi trong sáu cõi, như vậy sao được chứ? Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật. Đồng tu học Phật chúng ta bước vào cửa Phật, bài khóa đầu tiên chính là tiếp xúc “Tam Quy Y”. Chúng ta đã giảng Tam Quy Y rất rõ ràng, rất tường tận rồi, bạn rốt cuộc có quy hay không? “Quy” chính là quay về, quay đầu. Bạn rốt cuộc có quay đầu hay không? “Y” là nương tựa, bạn có nương tựa hay không? Nếu chỉ quy y trên hình thức, chỉ làm một nghi thức quy y nhưng trên thực tế không có quay đầu, không có nương tựa, thì quy y như vậy là giả, không phải thật, hữu danh vô thực. “Quy y Phật” là Giác mà Không Mê. “Quy y Pháp” là Chánh mà Không Tà. “Quy y Tăng” là Tịnh mà Không Nhiễm./.
1
0 Commenti 0 condivisioni
LỊCH THÁNG