Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm?

_Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng.

Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
Chúng Ta Có Cầu Pháp Ngoài Tâm? _Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài muốn độ ngoại đạo. Trong kinh Phật nói, xã hội vào thời đó có 96 loại ngoại đạo nổi tiếng. Nói ngoại đạo không phải là hủy báng người, không phải hạ thấp người. Định nghĩa của hai chữ “ngoại đạo” này trong kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng: “Cầu pháp ngoài tâm” gọi là ngoại đạo. Chúng ta tự mình phải kiểm điểm, phải soi lại thật kỹ, chúng ta có phải là cầu pháp ngoài tâm hay không? Nếu như cầu pháp ngoài tâm, thì đó là ngoại đạo. Chữ “ngoại đạo” này trong nhà Phật có thuật ngữ gọi là “Môn nội ngoại”, là ngoại đạo trong cửa Phật. Tuy học Phật, quy y thọ giới rồi mà vẫn cứ cầu pháp ngoài tâm. Hay nói cách khác, đối với kinh điển của Phật không hề thâm nhập, không hiểu rõ nghĩa lý của kinh giáo, niệm niệm vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài, đây đều là ngoại đạo. Cho nên ý nghĩa của ngoại đạo thật rộng vô cùng. Ngược lại với ngoại đạo là “nội học”. Phật pháp bắt đầu học từ đâu vậy? Bắt đầu từ bên trong. Bên trong là tâm tánh, hay nói cách khác, bên trong là năng hiện, năng biến. Bên ngoài là sở hiện, sở biến. Năng hiện, năng biến là thật; sở hiện, sở biến là giả. Bạn đi cầu ở phía giả đó thì đến năm nào bạn mới có thể thấy đạo? Chữ “thấy đạo” này chính là bạn nhìn thấy tâm tánh, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Thấy tánh mới vào được cửa, nhà Phật thường nói “nhập Đại Thừa chi môn” mới vào cửa. Khoảng cách đăng đường nhập thất thì vẫn còn khá xa vời. Việc vào cửa này, ở trong kinh Hoa Nghiêm chính là sơ trụ Bồ-tát. “Hoa nghiêm” là viên giáo, viên giáo sơ trụ Bồ-tát mới vào cửa. Hay nói cách khác, Bồ-tát quả vị thập tín của viên giáo vẫn chưa vào cửa, nhưng họ đã đến gần rồi, họ đang hướng về cửa lớn này, không sai đường nhưng họ vẫn chưa đến được cửa lớn. Bước tiếp một bước nữa là sơ trụ Bồ-tát. Nhà Phật nói ngôi bậc, vào cửa mới được xem là cầm được học vị. Cho nên Bồ-tát thập tín chưa có ngôi bậc, Sơ trụ Bồ-tát trở lên mới có ngôi bậc. Từ đó cho thấy, Phật pháp là phải cầu từ bên trong, cầu ở nơi mình, không cầu ở người. Sự thù thắng của Phật pháp, quả thật mà nói phương pháp nội chứng quá hay, ngay thẳng, vững chắc, nó không vòng vo, trực tiếp dạy chúng ta chứng từ bên trong. Nhưng chúng ta vẫn luôn không hiểu được ý của Phật, không hiểu tại sao Phật dạy chúng ta phương pháp như vậy, thế là trong vô ý hay hữu ý, tư tưởng ngôn hạnh của chúng ta hoàn toàn tương phản với những gì Phật đã nói. Đây là nguyên nhân đích thực mà chúng ta không thể chứng quả, không thể vào cửa. Nếu như chúng ta hiểu được ý của Phật, biết đó là phương tiện thiện xảo của Ngài, như lý như pháp tu học, thì ở trong một đời này khế nhập cảnh giới không phải là việc khó.(Trích giảng Kinh Thập Thiện nghiệp_ tập 21)
3
0 Комментарии 0 Поделились
LỊCH THÁNG