• BỐN LOẠI NGHIỆP CHƯỚNG CỦA NGƯỜI MỚI PHÁT TÂM HỌC PHẬT.

    Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến để chướng ngại con đường tu học của ta. Nghiệp chướng có rất nhiều loại, Tổ Sư Đại Đức đem nó quy nạp thành 4 đại loại:

    1. HÔN TRẦM : Tức là buồn ngủ, lúc bình thường thì rất tươi tỉnh, nhưng khi bước vào thời khoá tu tập mới vừa niệm Phật được vài mươi câu là cơn buồn ngủ kéo đến, chẳng thể kháng cự lại được. Cái hiện tượng này bất cứ người nào dù là tu Niệm Phật hay Tham Thiền đều rất hay gặp phải, đây chính là do nghiệp chướng phát ra. Chúng ta phải thường quan sát xem mình có hay không? Nếu mình có thì nhất định nghĩ ra phương pháp để khắc phục mới được, không thể để cho cái hiện tượng này kéo dài thời gian làm trở ngại mình niệm Phật. Muốn đối trị hôn trầm, thông thường thì nên đứng dậy đi kinh hành tức là vừa đi vừa niệm Phật, không nên tiếp tục ngồi mà niệm Phật, hoặc là đứng dậy lạy Phật. Khi cơn hôn trầm đi qua, tinh thần lấy lại tỉnh táo thì mới trở lại ngồi mà niệm Phật.

    2. VỌNG NIỆM TÁN LOẠN : Đây đặc biệt là lúc đang niệm Phật, tâm mới vừa bình lặng xuống được đôi chút, thì đột nhiên vọng niệm nổi lên rất nhiều, chính mình cũng không biết chúng từ đâu ồ ạt kéo đến, muốn ngừng lại những vọng tưởng này cũng không cách nào ngừng được, vọng tưởng đặc biệt là nhiều. Hình như lúc không niệm Phật thì không có vọng tưởng, chỉ có khi niệm Phật thì càng niệm càng nhiều. Điều này chúng ta nên nhớ đây tuyệt đối không phải là vì ta niệm Phật thì vọng tưởng mới nhiều, thật ra thì vọng tưởng vốn là nhiều như vậy. Lúc bình thường ta không có chú ý đến nên không có phát giác, không có phát hiện. Khi bước vào niệm Phật, tâm vừa bình lặng đôi chút thì mới phát hiện có vọng tưởng rất nhiều. Cho nên, chúng ta muôn ngàn lần đừng nên hiểu lầm là do niệm Phật mang đến rất nhiều vọng tưởng cho chúng ta, không có cái đạo lý như vậy. Khi đã hiểu rõ chân tướng sự thật rồi, thì ta vẫn cứ tiếp tục niệm câu Phật hiệu này, vọng niệm có nhiều đi nữa thì cũng không cần để ý đến nó, cứ mặc kệ nó. Nếu bạn càng nghĩ đến nó, càng muốn khống chế nó thì vọng tưởng càng lúc càng lừng lẫy hơn nữa. Vì thế, hãy mặc kệ nó, ta cứ niệm Phật của ta, còn nó có lừng lẫy là việc của nó, đối với ta chẳng liên can. Chỉ cần chúng ta hết sức chuyên chú trong câu Phật hiệu, thời gian lâu rồi thì vọng tưởng sẽ ít đi, công phu niệm Phật sẽ được thâm sâu.

    3. ÁC CẢNH BỨC BÁCH : Đây là hiện tượng khi ta đang lúc nhập tâm niệm Phật thì ta nghe hoặc thấy được những hình ảnh, hiện tượng xấu ác như nghe tiếng sấm nổ, hoặc tiếng gào thét, hoặc nhìn thấy hình người không có đầu, hoặc nhà cháy, hoặc thác lũ...khiến cho chúng ta giật mình kinh sợ không thôi, tâm lâm vào hoảng sợ, rất lâu sau mới có thể bình tâm lại, công phu theo đó mà bị gián đoạn. Khi gặp phải những cảnh này thì chúng ta phải biết đó là do nghiệp chướng hiện tiền, tuyệt đối không phải là cảnh giới tốt. Chúng ta không nên tiếp tục ngồi niệm Phật nữa, mà nên đứng dậy lạy Phật, hoặc kinh hành niệm lớn danh hiệu Phật, vậy thì các ác cảnh này không hiện ra nữa. Thành thật mà nói, thì khi lâm vào hiện tượng này thì đòi hỏi ta phải có công phu Định-Huệ thì mới có thể xử lý nổi, nếu không phần nhiều đều rơi vào hoảng sợ tán loạn.

    4. THÂN THỂ ĐỘT NHIÊN BỆNH, HOẶC CHUYỆN GIA ĐÌNH, HOẶC CÔNG VIỆC BỨC BÁCH: Lúc bình thường thì không sanh bệnh, nhưng khi vừa phát tâm niệm Phật thì liền bị bệnh như là cảm mạo, thương hàn, làm chướng ngại sự niệm Phật và chướng ngại sự tinh tấn của mình. Hoặc là khi ta sắp bước vào khoá tu Phật thất, hay vừa lập thời khoá công phu, thì trong gia đình hoặc trong công ty có chuyện xẩy ra làm cho ta phải bận lo không thể yên tâm mà tiếp tục dụng công niệm Phật. Khi lâm vào hiện tượng này, thì ta phải sáng suốt để nhận ra đây đều là do nghiệp chướng hiện tiền nhằm chướng ngại công phu tu tập của ta. Ta cần phải giữ vững Tín-Nguyện của mình mà an nhẫn để vượt qua, không nên vì gặp chút vướng bận hay bệnh tật đã nản lòng thoái chí, rồi bỏ đi ý nguyện học Phật của mình.

    ~Hòa thượng Tịnh Không giảng giải~
    BỐN LOẠI NGHIỆP CHƯỚNG CỦA NGƯỜI MỚI PHÁT TÂM HỌC PHẬT. Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến để chướng ngại con đường tu học của ta. Nghiệp chướng có rất nhiều loại, Tổ Sư Đại Đức đem nó quy nạp thành 4 đại loại: 1. HÔN TRẦM : Tức là buồn ngủ, lúc bình thường thì rất tươi tỉnh, nhưng khi bước vào thời khoá tu tập mới vừa niệm Phật được vài mươi câu là cơn buồn ngủ kéo đến, chẳng thể kháng cự lại được. Cái hiện tượng này bất cứ người nào dù là tu Niệm Phật hay Tham Thiền đều rất hay gặp phải, đây chính là do nghiệp chướng phát ra. Chúng ta phải thường quan sát xem mình có hay không? Nếu mình có thì nhất định nghĩ ra phương pháp để khắc phục mới được, không thể để cho cái hiện tượng này kéo dài thời gian làm trở ngại mình niệm Phật. Muốn đối trị hôn trầm, thông thường thì nên đứng dậy đi kinh hành tức là vừa đi vừa niệm Phật, không nên tiếp tục ngồi mà niệm Phật, hoặc là đứng dậy lạy Phật. Khi cơn hôn trầm đi qua, tinh thần lấy lại tỉnh táo thì mới trở lại ngồi mà niệm Phật. 2. VỌNG NIỆM TÁN LOẠN : Đây đặc biệt là lúc đang niệm Phật, tâm mới vừa bình lặng xuống được đôi chút, thì đột nhiên vọng niệm nổi lên rất nhiều, chính mình cũng không biết chúng từ đâu ồ ạt kéo đến, muốn ngừng lại những vọng tưởng này cũng không cách nào ngừng được, vọng tưởng đặc biệt là nhiều. Hình như lúc không niệm Phật thì không có vọng tưởng, chỉ có khi niệm Phật thì càng niệm càng nhiều. Điều này chúng ta nên nhớ đây tuyệt đối không phải là vì ta niệm Phật thì vọng tưởng mới nhiều, thật ra thì vọng tưởng vốn là nhiều như vậy. Lúc bình thường ta không có chú ý đến nên không có phát giác, không có phát hiện. Khi bước vào niệm Phật, tâm vừa bình lặng đôi chút thì mới phát hiện có vọng tưởng rất nhiều. Cho nên, chúng ta muôn ngàn lần đừng nên hiểu lầm là do niệm Phật mang đến rất nhiều vọng tưởng cho chúng ta, không có cái đạo lý như vậy. Khi đã hiểu rõ chân tướng sự thật rồi, thì ta vẫn cứ tiếp tục niệm câu Phật hiệu này, vọng niệm có nhiều đi nữa thì cũng không cần để ý đến nó, cứ mặc kệ nó. Nếu bạn càng nghĩ đến nó, càng muốn khống chế nó thì vọng tưởng càng lúc càng lừng lẫy hơn nữa. Vì thế, hãy mặc kệ nó, ta cứ niệm Phật của ta, còn nó có lừng lẫy là việc của nó, đối với ta chẳng liên can. Chỉ cần chúng ta hết sức chuyên chú trong câu Phật hiệu, thời gian lâu rồi thì vọng tưởng sẽ ít đi, công phu niệm Phật sẽ được thâm sâu. 3. ÁC CẢNH BỨC BÁCH : Đây là hiện tượng khi ta đang lúc nhập tâm niệm Phật thì ta nghe hoặc thấy được những hình ảnh, hiện tượng xấu ác như nghe tiếng sấm nổ, hoặc tiếng gào thét, hoặc nhìn thấy hình người không có đầu, hoặc nhà cháy, hoặc thác lũ...khiến cho chúng ta giật mình kinh sợ không thôi, tâm lâm vào hoảng sợ, rất lâu sau mới có thể bình tâm lại, công phu theo đó mà bị gián đoạn. Khi gặp phải những cảnh này thì chúng ta phải biết đó là do nghiệp chướng hiện tiền, tuyệt đối không phải là cảnh giới tốt. Chúng ta không nên tiếp tục ngồi niệm Phật nữa, mà nên đứng dậy lạy Phật, hoặc kinh hành niệm lớn danh hiệu Phật, vậy thì các ác cảnh này không hiện ra nữa. Thành thật mà nói, thì khi lâm vào hiện tượng này thì đòi hỏi ta phải có công phu Định-Huệ thì mới có thể xử lý nổi, nếu không phần nhiều đều rơi vào hoảng sợ tán loạn. 4. THÂN THỂ ĐỘT NHIÊN BỆNH, HOẶC CHUYỆN GIA ĐÌNH, HOẶC CÔNG VIỆC BỨC BÁCH: Lúc bình thường thì không sanh bệnh, nhưng khi vừa phát tâm niệm Phật thì liền bị bệnh như là cảm mạo, thương hàn, làm chướng ngại sự niệm Phật và chướng ngại sự tinh tấn của mình. Hoặc là khi ta sắp bước vào khoá tu Phật thất, hay vừa lập thời khoá công phu, thì trong gia đình hoặc trong công ty có chuyện xẩy ra làm cho ta phải bận lo không thể yên tâm mà tiếp tục dụng công niệm Phật. Khi lâm vào hiện tượng này, thì ta phải sáng suốt để nhận ra đây đều là do nghiệp chướng hiện tiền nhằm chướng ngại công phu tu tập của ta. Ta cần phải giữ vững Tín-Nguyện của mình mà an nhẫn để vượt qua, không nên vì gặp chút vướng bận hay bệnh tật đã nản lòng thoái chí, rồi bỏ đi ý nguyện học Phật của mình. ~Hòa thượng Tịnh Không giảng giải~
    19
    25 Commentarios 0 Acciones
  • 0 Commentarios 0 Acciones
  • A Di Đà Phật, dạ con tên Nguyễn Ngọc Thiên An. Chúc Cô Chú ngày ngày đều ăn lành ah
    #thienan
    A Di Đà Phật, dạ con tên Nguyễn Ngọc Thiên An. Chúc Cô Chú ngày ngày đều ăn lành ah #thienan
    12
    7 Commentarios 0 Acciones
  • ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA KHÔNG CÓ CÁI GÌ LÀ THẬT CẢ. THẾ GIAN NÀY KHÔNG CÓ GÌ TẤT CẢ VÀ TẤT CẢ LÀ MỘNG HUYỄN BÀO ẢNH, ĐỘNG VẬT, CON NGƯỜI CÓ SANH LÃO BỆNH TỬ, THỰC VẬT CÓ SANH TRỤ DỊ DIỆT, KHOÁNG VẬT CÓ THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG. CHO NÊN NÓ KHÔNG PHẢI LÀ THẬT.

    “Quán pháp như hóa, quán tất cả đều như huyễn hóa”. Ở trước chúng ta học về chân đế và tục đế. Đây là nói về chân đế, cái nhìn của chư Phật Bồ Tát đối với thế gian này, thế gian này không có gì, tất cả và tất cả đều giống như mộng huyễn bào ảnh, lục đạo như vậy, mười pháp giới cũng không ngoại lệ, không có pháp nào là thật. Trong Phật pháp, định nghĩa đối với chân và vọng rất đơn giản. Phàm những gì vĩnh hằng bất biến, được gọi là chân. Nếu nó có biến hóa chính là giả, không phải thật. Động vật, như con người, nó có sanh lão bệnh tử, cho nên nó không phải thật. Thực vật có sanh trụ dị diệt. Khoáng vật có thành trụ hoại không. Đây là cách giải thích thông thường. Đức Phật dạy chúng ta, không có một pháp nào là chân thật, bao gồm thân thể của mình. Có người nói, đây là nhà triết học phương tây nói, họ biết thân thể không phải chính mình. Thân thể là vô thường, không phải tôi. Ông cho rằng có thể tư duy tưởng tượng, đây mới là cái tôi, nói là “tôi tư duy tức là tôi hiện hữu”. Tôi có thể tư duy, tôi có thể tưởng tượng, trong Phật pháp đại thừa gọi đây là đệ lục ý thức. Đệ lục ý thức phân biệt, đệ thất thức là chấp trước, nó cũng không phải thật. Vì sao vậy? Vì những gì mình nghĩ, niệm trước và niệm sau không giống nhau, niệm niệm không tương đồng. Niệm trước diệt, niệm sau sanh, nó cũng không phải thật. Vì sao giống như nó đang tồn tại? Rất đơn giản, những hiện tượng này là tướng tương tục.

    Các nhà vật lý học lượng tử hiện đại nói giống Phật nói, hết thảy vạn pháp trong vũ trụ đều không tồn tại, họ nói ra ba thứ, giữa vũ trụ chỉ có ba thứ, một là năng lượng, hai là tin tức, ba là vật chất. Tuy nó sát na sanh diệt, niệm trước diệt niệm sau sanh, vĩnh viễn liên tục không gián đoạn. Hình như chỉ có ba thứ này là thật, ngoài ra tất cả vạn sự vạn vật đều từ ba thứ này biến hiện ra. Phật pháp giải thích đây là chân vọng, cách nói có thể nói hoàn toàn nhất trí, nhưng so với họ Phật pháp nói càng triệt để. Ba thứ này cũng là giả, cũng không phải thật. Đối với trình độ thông thường, Đức Phật đều dùng cách nói này, cảnh giới cao hơn một bậc, cách nói sẽ khác. Năng lượng, tin tức, vật chất cũng không tồn tại, cũng là giả, đây là tam tế tướng của a lại da. Năng lượng là nghiệp tướng của a lại da, tin tức là chuyển tướng của a lại da, vật chất là cảnh giới tướng của a lại da. Nhận thức đến giai đoạn này, họ không phải là người thường, đây là cảnh giới của Bồ Tát, A la hán chưa đạt đến. A la hán chỉ đạt đến đệ lục ý thức, chưa đạt đến đệ bát thức, đây là nói đến a lại da, cảnh giới của Bồ Tát đại thừa.

    Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa: [Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 295.

    XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA KHÔNG CÓ CÁI GÌ LÀ THẬT CẢ. THẾ GIAN NÀY KHÔNG CÓ GÌ TẤT CẢ VÀ TẤT CẢ LÀ MỘNG HUYỄN BÀO ẢNH, ĐỘNG VẬT, CON NGƯỜI CÓ SANH LÃO BỆNH TỬ, THỰC VẬT CÓ SANH TRỤ DỊ DIỆT, KHOÁNG VẬT CÓ THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG. CHO NÊN NÓ KHÔNG PHẢI LÀ THẬT. “Quán pháp như hóa, quán tất cả đều như huyễn hóa”. Ở trước chúng ta học về chân đế và tục đế. Đây là nói về chân đế, cái nhìn của chư Phật Bồ Tát đối với thế gian này, thế gian này không có gì, tất cả và tất cả đều giống như mộng huyễn bào ảnh, lục đạo như vậy, mười pháp giới cũng không ngoại lệ, không có pháp nào là thật. Trong Phật pháp, định nghĩa đối với chân và vọng rất đơn giản. Phàm những gì vĩnh hằng bất biến, được gọi là chân. Nếu nó có biến hóa chính là giả, không phải thật. Động vật, như con người, nó có sanh lão bệnh tử, cho nên nó không phải thật. Thực vật có sanh trụ dị diệt. Khoáng vật có thành trụ hoại không. Đây là cách giải thích thông thường. Đức Phật dạy chúng ta, không có một pháp nào là chân thật, bao gồm thân thể của mình. Có người nói, đây là nhà triết học phương tây nói, họ biết thân thể không phải chính mình. Thân thể là vô thường, không phải tôi. Ông cho rằng có thể tư duy tưởng tượng, đây mới là cái tôi, nói là “tôi tư duy tức là tôi hiện hữu”. Tôi có thể tư duy, tôi có thể tưởng tượng, trong Phật pháp đại thừa gọi đây là đệ lục ý thức. Đệ lục ý thức phân biệt, đệ thất thức là chấp trước, nó cũng không phải thật. Vì sao vậy? Vì những gì mình nghĩ, niệm trước và niệm sau không giống nhau, niệm niệm không tương đồng. Niệm trước diệt, niệm sau sanh, nó cũng không phải thật. Vì sao giống như nó đang tồn tại? Rất đơn giản, những hiện tượng này là tướng tương tục. Các nhà vật lý học lượng tử hiện đại nói giống Phật nói, hết thảy vạn pháp trong vũ trụ đều không tồn tại, họ nói ra ba thứ, giữa vũ trụ chỉ có ba thứ, một là năng lượng, hai là tin tức, ba là vật chất. Tuy nó sát na sanh diệt, niệm trước diệt niệm sau sanh, vĩnh viễn liên tục không gián đoạn. Hình như chỉ có ba thứ này là thật, ngoài ra tất cả vạn sự vạn vật đều từ ba thứ này biến hiện ra. Phật pháp giải thích đây là chân vọng, cách nói có thể nói hoàn toàn nhất trí, nhưng so với họ Phật pháp nói càng triệt để. Ba thứ này cũng là giả, cũng không phải thật. Đối với trình độ thông thường, Đức Phật đều dùng cách nói này, cảnh giới cao hơn một bậc, cách nói sẽ khác. Năng lượng, tin tức, vật chất cũng không tồn tại, cũng là giả, đây là tam tế tướng của a lại da. Năng lượng là nghiệp tướng của a lại da, tin tức là chuyển tướng của a lại da, vật chất là cảnh giới tướng của a lại da. Nhận thức đến giai đoạn này, họ không phải là người thường, đây là cảnh giới của Bồ Tát, A la hán chưa đạt đến. A la hán chỉ đạt đến đệ lục ý thức, chưa đạt đến đệ bát thức, đây là nói đến a lại da, cảnh giới của Bồ Tát đại thừa. Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa: [Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 295. XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    24
    37 Commentarios 0 Acciones
  • NGƯỜI KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT. TÔI NÓI VỚI HỌ CÂU NÓI NÀY LÀ SAI, KHIẾN NHIỀU NGƯỜI NGỘ NHẬN, NGÀI ĐƯA RA VÍ DỤ, ĐỨC THICH CA SUỐT ĐỜI KHÔNG VÌ MINH TRỜI CŨNG KHÔNG TRU, ĐẤT CŨNG KHÔNG DIỆT NGÀI , MỘT ĐỜI KHỔNG TỬ VÀ TÔI CŨNG KHÔNG VÌ MINH, NHƯNG ÔNG TRỜI CŨNG ĐÂU CÓ TRU ĐẤT CŨNG ĐÂU CÓ DIỆT, HIỂU SAI CÂU NÓI DẪN ĐẾN ĐỘNG LOẠN XÃ HỘI,NÊN NGÔN NGỮ KHÔNG THỂ KHÔNG CẨN THẬN.

    Trong kinh nói: Chúng sanh tạo nghiệp tam độc ngũ ác, chịu quả báo thiêu đốt đau khổ trong luân hồi. Trong mấy phẩm kinh bên dưới, phẩm bên dưới là Bồ Tát Tu Trì. Nội dung phẩm kinh này rất dài, tiếp theo nói: Công đức chân thật. Sau đó nói tiếp, nghiệp mà hiện nay chúng ta tạo. Tam độc là tham sân si. Ngũ ác là sát đạo dâm vọng tửu. Chúng ta thử nghĩ xem, phải chăng chúng ta đang tạo? Lại bình tĩnh quan sát xã hội này, phải chăng xã hội này khắp nơi đang tạo nhân này? Nhưng không ai nói đây là sai lầm, chỉ có trong kinh Phật nói điều này là sai. Thế nên người hiện tại không cần kinh Phật, không cần Phật giáo, vì sao vậy? Vì họ có thể làm tự do, không ai nói gì. Để Phật qua một bên, cho rằng ngài là mê tín, những gì ngài nói đều là giả. Tham sân si có gì không tốt? Có ai không tham? Nên họ nói có vẽ rất tự đắc.

    Mấy năm trước, tôi ở HongKong. Ký giả đài truyền hình HongKong đến phỏng vấn tôi, hỏi tôi một vấn đề. Họ hỏi, người thế gian mấy ngàn năm nay đều truyền nhau nói, người không vì mình trời tru đất diệt. Vì mình là chính xác, không vì mình trời tru đất diệt. Tôi nói với họ, câu nói này là sai, khiến rất nhiều người ngộ nhận. Tôi đưa ra ví dụ, Đức Thế Tôn suốt đời không vì mình, trời cũng không tru ngài, đất cũng không diệt ngài. Một đời Khổng Tử cũng không vì mình, nhưng trời không tru, đất không diệt ông. Sau đó tôi nói với họ, suốt đời tôi cũng không vì mình, nhưng ông trời cũng đâu có tru diệt tôi. Hiểu sai một câu nói, dẫn đến động loạn toàn bộ xã hội, nên ngôn ngữ không thể không cẩn thận. Khổng tử dạy học đặt ngôn ngữ ở vị trí thứ hai, thứ nhất là đức hạnh, thứ hai chính là ngôn ngữ, có thể thấy ngôn ngữ rất quan trọng. Nhất định không nên dẫn dắt xã hội đi sai đường, không nên động viên con người tạo nghiệp.

    Ngày nay đều cho rằng, khuyến khích mọi người làm ác là việc tốt, phải kích phát dục vọng của họ ra. Khiến họ có chỗ tiêu hao năng lực, thích tiêu hao, như vậy kinh tế xã hội mới bành trướng, mới phát triển, đều là những khái niệm này. Đích thực hiện nay hiệu quả đang xuất hiện, cuộc sống vật chất của mọi người đang nâng cao, nhưng đạo đức thì không còn. Vì muốn kinh tế phát triển, mà hũy diệt cả một nền luân lý đạo đức. Quý vị thử nghĩ cái được và mất trong đây, cái đạt được chỉ là sự thọ dụng trên mặt vật chất ở trước mắt, nhưng mất đi chính là niềm an vui của tinh thần. Con người sống ở thế gian là gì? Sống một cách tê liệt, không giống như con người. Mỗi ngày truy cầu hưởng thụ vật chất, đó chính là hút nha phiến, chích heroin, họ thật sự vui ư? Họ rất thống khổ. Đau khổ này là hoa báo, gọi là năm loại đau khổ, là hoa báo. Quả báo thì sao? Quả báo trong tương lai, ở trong địa ngục tam đồ, thời gian làm người trong đời này không bao lâu. Chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm, rồi rơi vào trường kỳ đau khổ trong ba đường ác. Vào ba đường ác rất dễ, nhưng ra được rất khó.

    Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa: [Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 454.

    XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    NGƯỜI KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT. TÔI NÓI VỚI HỌ CÂU NÓI NÀY LÀ SAI, KHIẾN NHIỀU NGƯỜI NGỘ NHẬN, NGÀI ĐƯA RA VÍ DỤ, ĐỨC THICH CA SUỐT ĐỜI KHÔNG VÌ MINH TRỜI CŨNG KHÔNG TRU, ĐẤT CŨNG KHÔNG DIỆT NGÀI , MỘT ĐỜI KHỔNG TỬ VÀ TÔI CŨNG KHÔNG VÌ MINH, NHƯNG ÔNG TRỜI CŨNG ĐÂU CÓ TRU ĐẤT CŨNG ĐÂU CÓ DIỆT, HIỂU SAI CÂU NÓI DẪN ĐẾN ĐỘNG LOẠN XÃ HỘI,NÊN NGÔN NGỮ KHÔNG THỂ KHÔNG CẨN THẬN. Trong kinh nói: Chúng sanh tạo nghiệp tam độc ngũ ác, chịu quả báo thiêu đốt đau khổ trong luân hồi. Trong mấy phẩm kinh bên dưới, phẩm bên dưới là Bồ Tát Tu Trì. Nội dung phẩm kinh này rất dài, tiếp theo nói: Công đức chân thật. Sau đó nói tiếp, nghiệp mà hiện nay chúng ta tạo. Tam độc là tham sân si. Ngũ ác là sát đạo dâm vọng tửu. Chúng ta thử nghĩ xem, phải chăng chúng ta đang tạo? Lại bình tĩnh quan sát xã hội này, phải chăng xã hội này khắp nơi đang tạo nhân này? Nhưng không ai nói đây là sai lầm, chỉ có trong kinh Phật nói điều này là sai. Thế nên người hiện tại không cần kinh Phật, không cần Phật giáo, vì sao vậy? Vì họ có thể làm tự do, không ai nói gì. Để Phật qua một bên, cho rằng ngài là mê tín, những gì ngài nói đều là giả. Tham sân si có gì không tốt? Có ai không tham? Nên họ nói có vẽ rất tự đắc. Mấy năm trước, tôi ở HongKong. Ký giả đài truyền hình HongKong đến phỏng vấn tôi, hỏi tôi một vấn đề. Họ hỏi, người thế gian mấy ngàn năm nay đều truyền nhau nói, người không vì mình trời tru đất diệt. Vì mình là chính xác, không vì mình trời tru đất diệt. Tôi nói với họ, câu nói này là sai, khiến rất nhiều người ngộ nhận. Tôi đưa ra ví dụ, Đức Thế Tôn suốt đời không vì mình, trời cũng không tru ngài, đất cũng không diệt ngài. Một đời Khổng Tử cũng không vì mình, nhưng trời không tru, đất không diệt ông. Sau đó tôi nói với họ, suốt đời tôi cũng không vì mình, nhưng ông trời cũng đâu có tru diệt tôi. Hiểu sai một câu nói, dẫn đến động loạn toàn bộ xã hội, nên ngôn ngữ không thể không cẩn thận. Khổng tử dạy học đặt ngôn ngữ ở vị trí thứ hai, thứ nhất là đức hạnh, thứ hai chính là ngôn ngữ, có thể thấy ngôn ngữ rất quan trọng. Nhất định không nên dẫn dắt xã hội đi sai đường, không nên động viên con người tạo nghiệp. Ngày nay đều cho rằng, khuyến khích mọi người làm ác là việc tốt, phải kích phát dục vọng của họ ra. Khiến họ có chỗ tiêu hao năng lực, thích tiêu hao, như vậy kinh tế xã hội mới bành trướng, mới phát triển, đều là những khái niệm này. Đích thực hiện nay hiệu quả đang xuất hiện, cuộc sống vật chất của mọi người đang nâng cao, nhưng đạo đức thì không còn. Vì muốn kinh tế phát triển, mà hũy diệt cả một nền luân lý đạo đức. Quý vị thử nghĩ cái được và mất trong đây, cái đạt được chỉ là sự thọ dụng trên mặt vật chất ở trước mắt, nhưng mất đi chính là niềm an vui của tinh thần. Con người sống ở thế gian là gì? Sống một cách tê liệt, không giống như con người. Mỗi ngày truy cầu hưởng thụ vật chất, đó chính là hút nha phiến, chích heroin, họ thật sự vui ư? Họ rất thống khổ. Đau khổ này là hoa báo, gọi là năm loại đau khổ, là hoa báo. Quả báo thì sao? Quả báo trong tương lai, ở trong địa ngục tam đồ, thời gian làm người trong đời này không bao lâu. Chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm, rồi rơi vào trường kỳ đau khổ trong ba đường ác. Vào ba đường ác rất dễ, nhưng ra được rất khó. Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa: [Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 454. XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    18
    24 Commentarios 0 Acciones
  • PHẢI BIẾT TIẾC PHƯỚC, PHUNG PHÍ TÙY Ý PHƯỚC BÁO CỦA BẠN, DÙ BẠN CÓ THỌ MANG 100 TUỔI, NHƯNG 60 MƯƠI TUỔI ĐÃ HƯỞNG HẾT PHƯỚC BÁO, THÌ 60 TUỔI BẠN PHẢI CHẾT. NẾU THỌ MẠNG BẠN 60 TUỔI, BẠN BIẾT TIẾC PHƯỚC, KHI 60 TUỔI BẠN CHƯA HƯỞNG HẾT PHƯỚC THÌ THỌ MẠNG BẠN SẺ KÉO DÀI.

    ! Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước (tiếc: mến tiếc). Bất cứ gặp ai, luôn luôn răn bảo: - Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn ! Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều ! Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, định bụng như vậy là lòng thiện.

    Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.

    Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy ? Phước không còn, lộc tận, người vong. Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.

    Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin. Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại ? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật. Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được. Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đồi không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì. Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp.

    PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG:

    TĐ TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA!

    XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    PHẢI BIẾT TIẾC PHƯỚC, PHUNG PHÍ TÙY Ý PHƯỚC BÁO CỦA BẠN, DÙ BẠN CÓ THỌ MANG 100 TUỔI, NHƯNG 60 MƯƠI TUỔI ĐÃ HƯỞNG HẾT PHƯỚC BÁO, THÌ 60 TUỔI BẠN PHẢI CHẾT. NẾU THỌ MẠNG BẠN 60 TUỔI, BẠN BIẾT TIẾC PHƯỚC, KHI 60 TUỔI BẠN CHƯA HƯỞNG HẾT PHƯỚC THÌ THỌ MẠNG BẠN SẺ KÉO DÀI. ! Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước (tiếc: mến tiếc). Bất cứ gặp ai, luôn luôn răn bảo: - Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn ! Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều ! Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, định bụng như vậy là lòng thiện. Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết. Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy ? Phước không còn, lộc tận, người vong. Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết. Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin. Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại ? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật. Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được. Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đồi không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì. Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp. PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG: TĐ TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA! XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    24
    31 Commentarios 0 Acciones
  • TAI NẠN CỦA THIÊN NHIÊN CŨNG LÀ NGHIỆP LỰC THIỆN ÁC CỦA CON NGƯỜI CHIÊU CẢM ĐẾN, MUỐN GIẢI TRỪ NHỮNG TAI NẠN NÀY,HÓA GIẢI KIẾP NẠN NÀY, MỖI MỘT ĐỒNG TU CHÚNG TA, ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM, ĐẾN KHẮP NƠI KHUYÊN NGƯỜI TIN TƯỞNG NHÂN QUẢ, KHUYÊN NGƯỜI ĐOẠN ÁC TU THIỆN, NGƯỜI TIẾP NHẬN CÀNG NHIỀU, NGƯỜI QUAY ĐẦU CÀNG NHIỀU, NGƯỜI HƯỚNG THIỆN CÀNG NHIỀU THÌ KHU VỰC ĐÓ TAI NẠN SẼ KHÔNG CÒN.

    Cảnh giác của chúng ta là càng có tai nạn thì càng phải đề cao tâm cảnh giác, đoạn ác tu thiện. Chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta khẳng định Phật là một người trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn, Ngài đối với vũ trụ nhân sanh quá khứ, hiện tại, vị lai thấy được rất rõ ràng, rất tường tận. Ngài nói với chúng ta, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là "duy tâm sở hiện, duy thức sở biến", lại nói với chúng ta là "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh", lại nói với chúng ta là "y báo tùy theo chánh báo chuyển". Chúng ta tuân thủ những nguyên lý nguyên tắc này, liền biết được cách hóa giải những tai nạn này, vì sao vậy? Bạn biết được tai nạn này vì sao mà hình thành, do đâu mà ra, chỉ cần bạn đem nghiệp nhân này giải trừ hết, quả báo tự nhiên liền thay đổi.

    Cho nên Phật pháp có đại đạo lý trong đó, quyết định không phải mê tín, cá nhân có thể đoạn ác tu thiện thì sẽ cải tạo vận mạng của chính mình. Người cả nhà có thể đoạn ác tu thiện thì bạn liền cải tạo gia vận của bạn; xã hội này, khu vực này số đông người đều có thể học Phật, đa số người đều có thể đoạn ác tu thiện, tin tưởng nhân quả thì khu vực này sẽ không bị nạn. Đây là đạo lý nhất định. Cho nên, quyết không thể nói tai nạn là tai hại của thiên nhiên, không có đạo lý này, như vậy là nói không thông. Tai hại thiên nhiên cũng là nghiệp lực thiện ác của con người chiêu cảm mà đến. Muốn giải trừ những tai nạn này, hóa giải kiếp nạn này, mỗi một đồng tu chúng ta đều có trách nhiệm, đến khắp nơi khuyên người tin tưởng nhân quả, khuyên người đoạn ác tu thiện. Người có thể tiếp nhận càng nhiều, người quay đầu càng nhiều, người hướng thiện càng nhiều thì khu vực này tai nạn sẽ không còn.

    PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG:

    Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giảng Diễn Nghĩa.

    XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    TAI NẠN CỦA THIÊN NHIÊN CŨNG LÀ NGHIỆP LỰC THIỆN ÁC CỦA CON NGƯỜI CHIÊU CẢM ĐẾN, MUỐN GIẢI TRỪ NHỮNG TAI NẠN NÀY,HÓA GIẢI KIẾP NẠN NÀY, MỖI MỘT ĐỒNG TU CHÚNG TA, ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM, ĐẾN KHẮP NƠI KHUYÊN NGƯỜI TIN TƯỞNG NHÂN QUẢ, KHUYÊN NGƯỜI ĐOẠN ÁC TU THIỆN, NGƯỜI TIẾP NHẬN CÀNG NHIỀU, NGƯỜI QUAY ĐẦU CÀNG NHIỀU, NGƯỜI HƯỚNG THIỆN CÀNG NHIỀU THÌ KHU VỰC ĐÓ TAI NẠN SẼ KHÔNG CÒN. Cảnh giác của chúng ta là càng có tai nạn thì càng phải đề cao tâm cảnh giác, đoạn ác tu thiện. Chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta khẳng định Phật là một người trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn, Ngài đối với vũ trụ nhân sanh quá khứ, hiện tại, vị lai thấy được rất rõ ràng, rất tường tận. Ngài nói với chúng ta, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là "duy tâm sở hiện, duy thức sở biến", lại nói với chúng ta là "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh", lại nói với chúng ta là "y báo tùy theo chánh báo chuyển". Chúng ta tuân thủ những nguyên lý nguyên tắc này, liền biết được cách hóa giải những tai nạn này, vì sao vậy? Bạn biết được tai nạn này vì sao mà hình thành, do đâu mà ra, chỉ cần bạn đem nghiệp nhân này giải trừ hết, quả báo tự nhiên liền thay đổi. Cho nên Phật pháp có đại đạo lý trong đó, quyết định không phải mê tín, cá nhân có thể đoạn ác tu thiện thì sẽ cải tạo vận mạng của chính mình. Người cả nhà có thể đoạn ác tu thiện thì bạn liền cải tạo gia vận của bạn; xã hội này, khu vực này số đông người đều có thể học Phật, đa số người đều có thể đoạn ác tu thiện, tin tưởng nhân quả thì khu vực này sẽ không bị nạn. Đây là đạo lý nhất định. Cho nên, quyết không thể nói tai nạn là tai hại của thiên nhiên, không có đạo lý này, như vậy là nói không thông. Tai hại thiên nhiên cũng là nghiệp lực thiện ác của con người chiêu cảm mà đến. Muốn giải trừ những tai nạn này, hóa giải kiếp nạn này, mỗi một đồng tu chúng ta đều có trách nhiệm, đến khắp nơi khuyên người tin tưởng nhân quả, khuyên người đoạn ác tu thiện. Người có thể tiếp nhận càng nhiều, người quay đầu càng nhiều, người hướng thiện càng nhiều thì khu vực này tai nạn sẽ không còn. PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG: Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giảng Diễn Nghĩa. XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.
    24
    26 Commentarios 0 Acciones
  • NHÌN VÀO THỜI CUỘC HIỆN TẠI, NGUY HIỂM MUÔN PHẦN, NẾU CHIẾN SỰ XẢY RA CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? ( Ấn Quang Đại Sư khai thị)

    📖 Nhìn vào thời cuộc hiện tại, nguy hiểm muôn phần, nếu chiến sự xảy ra, cả nước không một chỗ nào yên vui cả! Dẫu là chỗ chưa bị chiến tranh lan đến thì cái họa thổ phỉ so với chiến tranh còn khốc liệt hơn nữa! Hãy nên bảo hết thảy già trẻ, trai gái đồng niệm “Nam-mô A Di Đà Phật” và “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Ngoại trừ cách này ra, không có cách tốt lành nào khác! Đối với tai nạn nhỏ thì sẽ gặp dữ hóa lành. Dẫu cho mọi người đều cùng chết sạch, người niệm Phật sẽ nương theo Phật lực, hoặc sanh về Tây Phương, hoặc sanh vào đường lành. Chớ nên nói “đã không thể nào tránh khỏi cái chết thì niệm Phật vô ích!” Chẳng biết: Con người được thọ sanh làm người đều do nhân duyên tội phước đã gây trong đời trước tạo thành cái gốc [để quyết định] sanh vào nhà phú quý hay bần tiện. Người niệm Phật có tín nguyện sẽ được vãng sanh, dẫu không có tín nguyện cũng chẳng đến nỗi đọa vào ác đạo, há có nên chẳng niệm để tự mình lầm, lầm người ư?

    (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Trả lời thư cư sĩ Niệm Phật)

    Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙇

    Hoan nghênh copy đăng tải rộng rãi kết thiện duyên.
    NHÌN VÀO THỜI CUỘC HIỆN TẠI, NGUY HIỂM MUÔN PHẦN, NẾU CHIẾN SỰ XẢY RA CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? ( Ấn Quang Đại Sư khai thị) 📖 Nhìn vào thời cuộc hiện tại, nguy hiểm muôn phần, nếu chiến sự xảy ra, cả nước không một chỗ nào yên vui cả! Dẫu là chỗ chưa bị chiến tranh lan đến thì cái họa thổ phỉ so với chiến tranh còn khốc liệt hơn nữa! Hãy nên bảo hết thảy già trẻ, trai gái đồng niệm “Nam-mô A Di Đà Phật” và “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Ngoại trừ cách này ra, không có cách tốt lành nào khác! Đối với tai nạn nhỏ thì sẽ gặp dữ hóa lành. Dẫu cho mọi người đều cùng chết sạch, người niệm Phật sẽ nương theo Phật lực, hoặc sanh về Tây Phương, hoặc sanh vào đường lành. Chớ nên nói “đã không thể nào tránh khỏi cái chết thì niệm Phật vô ích!” Chẳng biết: Con người được thọ sanh làm người đều do nhân duyên tội phước đã gây trong đời trước tạo thành cái gốc [để quyết định] sanh vào nhà phú quý hay bần tiện. Người niệm Phật có tín nguyện sẽ được vãng sanh, dẫu không có tín nguyện cũng chẳng đến nỗi đọa vào ác đạo, há có nên chẳng niệm để tự mình lầm, lầm người ư? (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Trả lời thư cư sĩ Niệm Phật) Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙇 Hoan nghênh copy đăng tải rộng rãi kết thiện duyên.
    17
    27 Commentarios 0 Acciones
  • ADI ĐÀ PHẬT
    ADI ĐÀ PHẬT
    2
    2 Commentarios 0 Acciones
  • Nam Mô A Mi Đà Phật
    Nam Mô A Mi Đà Phật
    2
    0 Commentarios 0 Acciones