NIỆM PHẬT ĐÃ LÂU MÀ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH, VẬY CÓ NÊN KẾT HỢP THÊM PHÁP MÔN DƯỢC SƯ ĐỂ SONG TU HAY KHÔNG?

Thời gian trước có một đồng tu hỏi tôi rằng:

_ " Trong Kinh Dược Sư dạy: Người tu theo pháp môn Dược Sư hiện đời sẽ có đủ cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý...Còn người tu theo pháp môn Di Đà khi nghiệp chướng trổ ra nếu nghiệp nặng quá sẽ rất khó tu. Vậy tôi muốn hỏi mình có thể kết hợp song tu hai pháp môn được không?".

Vị đồng tu này trước này đều hành trì Di Đà, nhưng nay biết được sự thù thắng của pháp môn Dược Sư, nên vị đồng tu này muốn kết hợp song tu cả hai pháp môn.

Ở đây chúng ta cần phải làm sáng tỏ một vấn đề, đó là có phải chỉ cần tu theo pháp môn Dược Sư, chỉ cần niệm danh hiệu Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì Phật Dược Sư liền ban cho ta cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý hay không? Nếu hiểu như vậy thì vô tình ta đã rơi vào mê tín trong thần quyền mất rồi. Nên biết rằng, những thứ như cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý....đều thuộc về phước báo hữu lậu của thế gian. Phước báo này từ đâu mà có? Là từ bên trong tự tánh lưu lộ ra. Bất luận là chúng ta tu pháp môn nào, chỉ cần tu đến khi tâm thanh tịnh của chính mình hiện tiền, thì phước báo này sẽ hiện tiền. Vì sao? Vì tâm thanh tịnh chính là công đức, trong công đức này gồm thâu cả phước đức trong đó. Cho nên, khi chúng ta tu theo pháp môn Dược Sư, tức là đem một câu Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai này nhất tâm chuyên niệm, niệm đến khi tâm thanh tịnh của chính mình hiện tiền, thì khi đó mọi phước báo đều sẽ hiện tiền. Dù trong tâm không mong cầu, những phước báo như: cơm ăn áo mặc, bệnh tật tiêu trừ, sở cầu như ý....cũng sẽ tự tự nhiên nhiên trổ ra đủ đầy cho ta.

Cùng một đạo lý, người tu theo pháp môn Di Đà, dùng một câu A Di Đà Phật nhất tâm xưng niệm, khi công phu niệm Phật đạt đến một trình độ nhất định, tâm thanh tịnh hiện tiền, thì nhất định sẽ có được công đức và phước đức. Công đức này không ngừng tích lũy, tương lai cùng với Phật lực Di Đà đưa ta vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Còn phước đức sẽ chiêu cảm lấy phước báo, khiến cho trong hiện đời ta đạt được một cuộc sống no đủ, không bệnh tật, sở cầu đều như ý.

Cho nên, với người trước nay chưa từng tu theo pháp môn nào, nay nếu muốn tu công đức và phước đức, thì có thể tự chọn cho mình một pháp môn, hoặc Dược Sư, hoặc Di Đà, hoặc tu Thiền....cũng đều được cả, đều rất tốt. Tuy nhiên phải nhớ rằng, dù ta tu theo bất kỳ một pháp môn nào, thì cần phải Nhất Tâm hành trì, nghiêm giữ giới luật, thì tất cả mọi công đức và phước đức mới có thể thành tựu. Còn như ta chẳng chịu Nhất Tâm tu hành, thì cho dù tu một lúc nhiều pháp môn, cũng chẳng đạt được bất cứ công đức và phước đức nào cả.

Còn với người trước nay đã hành trì Di Đà, thì tôi khuyên nên tin tưởng vào pháp môn này mà tiếp tục dụng công. Sở dĩ ta tuy niệm Phật đã lâu mà vẫn không đạt được bất cứ lợi ích gì, đều là do sự dụng công của ta chưa tới, nói một cách khác là do ta không có chuyên tâm niệm Phật, trong từng câu Phật hiệu ta niệm ra vẫn còn xen tạp vào rất nhiều phiền não, cho nên không phát huy được sức mạnh của câu Phật hiệu. Mà không nên chọn thêm pháp môn Dược Sư để song tu. Vì sao? Vì nếu tu một lúc hai pháp môn thì tâm nhất định sẽ bị phân ra làm hai, tâm không thể chuyên nhất được. Mà tâm không thể chuyên nhất thì rất khó đạt được thanh tịnh, càng không nói đến Định tâm. Như vậy thì bật cứ lợi ích gì cũng không thể có được. Cho nên, thay vì cứ làm khó mình mà lực chon hai pháp môn để song tu, sao không nhất tâm nhất ý mà chuyên tu pháp môn Di Đà? Như vậy mới có cơ hội đạt được thành tựu như ý.

Nói đến nghiệp chướng, chúng ta phải biết rằng một khi nghiệp chướng trổ ra thì không luận ta tu theo pháp môn nào đều sẽ bị chướng ngại, nếu như nghiệp nặng mà không có Định lực thì nhất định sẽ rất khó tu. Chứ không phải nghiệp chướng nó có sự phân biệt, đối với pháp môn Di Đà thì chướng ngại nhiều một chút, còn đối với pháp môn Dược Sư thì không có chướng ngại, không có cái đạo lý này.

A Di Đà Phật!
Ib để được thỉnh tượng
Hoan nghinh lưu thông, công đức vô lượng!!!
NIỆM PHẬT ĐÃ LÂU MÀ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH, VẬY CÓ NÊN KẾT HỢP THÊM PHÁP MÔN DƯỢC SƯ ĐỂ SONG TU HAY KHÔNG? Thời gian trước có một đồng tu hỏi tôi rằng: _ " Trong Kinh Dược Sư dạy: Người tu theo pháp môn Dược Sư hiện đời sẽ có đủ cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý...Còn người tu theo pháp môn Di Đà khi nghiệp chướng trổ ra nếu nghiệp nặng quá sẽ rất khó tu. Vậy tôi muốn hỏi mình có thể kết hợp song tu hai pháp môn được không?". Vị đồng tu này trước này đều hành trì Di Đà, nhưng nay biết được sự thù thắng của pháp môn Dược Sư, nên vị đồng tu này muốn kết hợp song tu cả hai pháp môn. Ở đây chúng ta cần phải làm sáng tỏ một vấn đề, đó là có phải chỉ cần tu theo pháp môn Dược Sư, chỉ cần niệm danh hiệu Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì Phật Dược Sư liền ban cho ta cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý hay không? Nếu hiểu như vậy thì vô tình ta đã rơi vào mê tín trong thần quyền mất rồi. Nên biết rằng, những thứ như cơm ăn áo mặc, bệnh tật nghiệp chướng tiêu trừ, các điều mong cầu đều được như ý....đều thuộc về phước báo hữu lậu của thế gian. Phước báo này từ đâu mà có? Là từ bên trong tự tánh lưu lộ ra. Bất luận là chúng ta tu pháp môn nào, chỉ cần tu đến khi tâm thanh tịnh của chính mình hiện tiền, thì phước báo này sẽ hiện tiền. Vì sao? Vì tâm thanh tịnh chính là công đức, trong công đức này gồm thâu cả phước đức trong đó. Cho nên, khi chúng ta tu theo pháp môn Dược Sư, tức là đem một câu Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai này nhất tâm chuyên niệm, niệm đến khi tâm thanh tịnh của chính mình hiện tiền, thì khi đó mọi phước báo đều sẽ hiện tiền. Dù trong tâm không mong cầu, những phước báo như: cơm ăn áo mặc, bệnh tật tiêu trừ, sở cầu như ý....cũng sẽ tự tự nhiên nhiên trổ ra đủ đầy cho ta. Cùng một đạo lý, người tu theo pháp môn Di Đà, dùng một câu A Di Đà Phật nhất tâm xưng niệm, khi công phu niệm Phật đạt đến một trình độ nhất định, tâm thanh tịnh hiện tiền, thì nhất định sẽ có được công đức và phước đức. Công đức này không ngừng tích lũy, tương lai cùng với Phật lực Di Đà đưa ta vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Còn phước đức sẽ chiêu cảm lấy phước báo, khiến cho trong hiện đời ta đạt được một cuộc sống no đủ, không bệnh tật, sở cầu đều như ý. Cho nên, với người trước nay chưa từng tu theo pháp môn nào, nay nếu muốn tu công đức và phước đức, thì có thể tự chọn cho mình một pháp môn, hoặc Dược Sư, hoặc Di Đà, hoặc tu Thiền....cũng đều được cả, đều rất tốt. Tuy nhiên phải nhớ rằng, dù ta tu theo bất kỳ một pháp môn nào, thì cần phải Nhất Tâm hành trì, nghiêm giữ giới luật, thì tất cả mọi công đức và phước đức mới có thể thành tựu. Còn như ta chẳng chịu Nhất Tâm tu hành, thì cho dù tu một lúc nhiều pháp môn, cũng chẳng đạt được bất cứ công đức và phước đức nào cả. Còn với người trước nay đã hành trì Di Đà, thì tôi khuyên nên tin tưởng vào pháp môn này mà tiếp tục dụng công. Sở dĩ ta tuy niệm Phật đã lâu mà vẫn không đạt được bất cứ lợi ích gì, đều là do sự dụng công của ta chưa tới, nói một cách khác là do ta không có chuyên tâm niệm Phật, trong từng câu Phật hiệu ta niệm ra vẫn còn xen tạp vào rất nhiều phiền não, cho nên không phát huy được sức mạnh của câu Phật hiệu. Mà không nên chọn thêm pháp môn Dược Sư để song tu. Vì sao? Vì nếu tu một lúc hai pháp môn thì tâm nhất định sẽ bị phân ra làm hai, tâm không thể chuyên nhất được. Mà tâm không thể chuyên nhất thì rất khó đạt được thanh tịnh, càng không nói đến Định tâm. Như vậy thì bật cứ lợi ích gì cũng không thể có được. Cho nên, thay vì cứ làm khó mình mà lực chon hai pháp môn để song tu, sao không nhất tâm nhất ý mà chuyên tu pháp môn Di Đà? Như vậy mới có cơ hội đạt được thành tựu như ý. Nói đến nghiệp chướng, chúng ta phải biết rằng một khi nghiệp chướng trổ ra thì không luận ta tu theo pháp môn nào đều sẽ bị chướng ngại, nếu như nghiệp nặng mà không có Định lực thì nhất định sẽ rất khó tu. Chứ không phải nghiệp chướng nó có sự phân biệt, đối với pháp môn Di Đà thì chướng ngại nhiều một chút, còn đối với pháp môn Dược Sư thì không có chướng ngại, không có cái đạo lý này. A Di Đà Phật! Ib để được thỉnh tượng Hoan nghinh lưu thông, công đức vô lượng!!!
0 Commenti 0 condivisioni
LỊCH THÁNG