LÀM CHUYỆN TÀ DÂM ÂM ĐỨC LIỀN TIÊU

Ở Nam Xương có hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, từ hình dạng cho đến giọng nói, nên ngay cả cha mẹ họ cũng khó phân biệt, phải dùng y phục khác biệt để nhận biết. Lớn lên lại cưới vợ cùng lúc, vào trường học cũng cùng lúc, cho đến những chuyện nên hư được mất của hai người, hầu như cũng đều tương tự như nhau.

Đến ngày hai người đi dự thi, lại cùng ở trọ chung một nhà. Có cô gái ở gần nhà ấy có ý trêu chọc người anh, anh ta liền cự tuyệt, lại răn nhắc người em phải đề phòng. Người em giả vờ vâng dạ, nhưng lại lén lút giả danh người anh đến gặp cô gái kia, lại có lời ước hẹn sau khi thi đỗ sẽ đến cưới.

Đến khi yết bảng, người anh đỗ, người em rớt. Cô gái kia không phân biệt được hai người, tưởng rằng người thi đỗ là người đã dan díu với mình nên trong lòng hết sức mừng vui, còn lo tiền đưa cho anh ta làm lộ phí đi đường về quê.

Mùa xuân năm sau, người anh lại thi đỗ tiếp tiến sĩ. Cô gái kia nghe tin mừng rỡ, lo chuẩn bị hành trang đợi người ấy đến cưới. Trông đợi hoài chẳng thấy tin tức gì, cuối cùng ôm hận mà chết.

Về sau, người anh được sống thọ, con cháu đều vinh hiển. Còn người em đã chết sớm lại không con nối dõi.

-Lời bàn:

Tướng mạng tốt xấu của con người đều do tâm thức trong đời trước tạo thành. Đời trước làm lành, ắt khi vào thai tự nhiên có đủ tướng tốt, lúc sinh ra đời cũng nhằm giờ tốt. Đời trước nếu làm ác, ắt kết quả đời này ngược lại. Chuyện tướng mạng tốt xấu vì thế không thể bác bỏ được. Tuy nhiên, tướng mạng tốt xấu khi đã sinh ra rồi thì cố định, nhưng tâm người lại không cố định. Cho nên những điều tai họa hay phước lành đều do tâm tạo ra chứ không do tướng mạng tạo ra. Chuyện tướng mạng tốt xấu vì thế không thể xem là tuyệt đối. Cứ xét như việc của hai anh em ở Nam Xương [tướng mạng giống nhau mà kết quả cuộc đời khác nhau] thì có thể hiểu ra được lẽ này.

Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Tham Dục (Nếu quí vị có Gmail account xin hoan hỉ login để download sách)
Nguyên tác Hán văn: Dục Hải Hồi Cuồng
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
LÀM CHUYỆN TÀ DÂM ÂM ĐỨC LIỀN TIÊU Ở Nam Xương có hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, từ hình dạng cho đến giọng nói, nên ngay cả cha mẹ họ cũng khó phân biệt, phải dùng y phục khác biệt để nhận biết. Lớn lên lại cưới vợ cùng lúc, vào trường học cũng cùng lúc, cho đến những chuyện nên hư được mất của hai người, hầu như cũng đều tương tự như nhau. Đến ngày hai người đi dự thi, lại cùng ở trọ chung một nhà. Có cô gái ở gần nhà ấy có ý trêu chọc người anh, anh ta liền cự tuyệt, lại răn nhắc người em phải đề phòng. Người em giả vờ vâng dạ, nhưng lại lén lút giả danh người anh đến gặp cô gái kia, lại có lời ước hẹn sau khi thi đỗ sẽ đến cưới. Đến khi yết bảng, người anh đỗ, người em rớt. Cô gái kia không phân biệt được hai người, tưởng rằng người thi đỗ là người đã dan díu với mình nên trong lòng hết sức mừng vui, còn lo tiền đưa cho anh ta làm lộ phí đi đường về quê. Mùa xuân năm sau, người anh lại thi đỗ tiếp tiến sĩ. Cô gái kia nghe tin mừng rỡ, lo chuẩn bị hành trang đợi người ấy đến cưới. Trông đợi hoài chẳng thấy tin tức gì, cuối cùng ôm hận mà chết. Về sau, người anh được sống thọ, con cháu đều vinh hiển. Còn người em đã chết sớm lại không con nối dõi. -Lời bàn: Tướng mạng tốt xấu của con người đều do tâm thức trong đời trước tạo thành. Đời trước làm lành, ắt khi vào thai tự nhiên có đủ tướng tốt, lúc sinh ra đời cũng nhằm giờ tốt. Đời trước nếu làm ác, ắt kết quả đời này ngược lại. Chuyện tướng mạng tốt xấu vì thế không thể bác bỏ được. Tuy nhiên, tướng mạng tốt xấu khi đã sinh ra rồi thì cố định, nhưng tâm người lại không cố định. Cho nên những điều tai họa hay phước lành đều do tâm tạo ra chứ không do tướng mạng tạo ra. Chuyện tướng mạng tốt xấu vì thế không thể xem là tuyệt đối. Cứ xét như việc của hai anh em ở Nam Xương [tướng mạng giống nhau mà kết quả cuộc đời khác nhau] thì có thể hiểu ra được lẽ này. Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Tham Dục (Nếu quí vị có Gmail account xin hoan hỉ login để download sách) Nguyên tác Hán văn: Dục Hải Hồi Cuồng Tác Giả: Chu An Sĩ Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
0 Bình luận 0 Chia sẻ
LỊCH THÁNG