CHÚNG SANH Ở THẾ GIỚI TA BÀ ĐẶC BIỆT LÀ HIỆN TẠI DỄ DÀNG PHẠM NHẤT LÀ KHẨU NGHIỆP!

Chúng ta học khẩu nghiệp của Phật A Di Đà như thế nào? Phật ở trong bản Kinh này nói với chúng ta, trong phẩm thứ tám dạy cho chúng ta thiện hộ tam nghiệp. Trong Kinh Điển thông thường, nói đến ba nghiệp đều là thân, khẩu, ý. Thứ tự là nói như vậy. Trong Kinh Vô Lượng Thọ không phải vậy. Kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên là khẩu nghiệp, thứ hai là thân nghiệp, thứ ba là ý nghiệp. Bạn nghĩ thử xem Phật vì sao dùng cách nói như vậy, dụng ý là ở đâu? Chúng sanh ở Thế Giới ta bà đặc biệt là hiện tại dễ dàng phạm nhất là khẩu nghiệp.

Khẩu tạo nghiệp gì? Thích phê bình người khác, không biết bản thân đang tạo khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp là vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Phê bình người khác, có lúc bốn loại này đều phạm mà bản thân họ lại không biết. Cho nên thiện hộ tam nghiệp đầu tiên là khẩu nghiệp, "Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá". Người khác phạm lỗi tí ti liền ác ý phê phán, quá đáng lắm. Không có lỗi lầm liền đặt ra lời đồn, đó là tội càng nặng hơn nữa. Có lỗi lầm phê phán đúng mức, thì đã có lỗi rồi. Vì sao vậy? Vì bạn không hậu đạo. Người trung hậu, thấy người có lỗi lầm không nói, khích lệ khuyến thiện, đây là người có lễ tiết.

Bạn nhìn thấy người này, khuyên răn họ, họ có thể sửa có thể quay đầu, bạn sẽ khuyên họ. Lúc nào khuyên họ? Lúc không có người thứ ba đứng trước mặt, lúc này khuyên răn họ, có người thứ ba, họ cần thể diện, họ sẽ e ngại. Bản thân chúng ta phải giữ được điều gọi là "Tốt khoe xấu che". Người khác có điểm tốt chúng ta có thể tán thán, người khác có lỗi lầm không nói ra, khuyên họ phải sau lưng mọi người, không thể nói trước mặt mọi người. Họ sẽ cảm ơn, cảm ơn bạn, bạn đã giữ thể diện cho họ.

Hơn nữa chỉ lỗi chỉ lần thứ nhất rồi lần thứ hai, không thể đến lần thứ ba, lần thứ hai lại khuyên mà không nghe sau này không nên nói nữa. Nếu nói nữa thì như thế nào? Nói nữa liền thành kẻ thù. Họ khởi oán hận với bạn, hà tất bạn phải thế? Cổ nhân nói rất hay: "Oan gia nên giải không nên kết", trong đời này không kết oán với người khác. Bất luận họ phạm tội lỗi gì thì đó đều là việc rất bình thường thôi.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa)

Ân Sư Tịnh Không giảng
CHÚNG SANH Ở THẾ GIỚI TA BÀ ĐẶC BIỆT LÀ HIỆN TẠI DỄ DÀNG PHẠM NHẤT LÀ KHẨU NGHIỆP! Chúng ta học khẩu nghiệp của Phật A Di Đà như thế nào? Phật ở trong bản Kinh này nói với chúng ta, trong phẩm thứ tám dạy cho chúng ta thiện hộ tam nghiệp. Trong Kinh Điển thông thường, nói đến ba nghiệp đều là thân, khẩu, ý. Thứ tự là nói như vậy. Trong Kinh Vô Lượng Thọ không phải vậy. Kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên là khẩu nghiệp, thứ hai là thân nghiệp, thứ ba là ý nghiệp. Bạn nghĩ thử xem Phật vì sao dùng cách nói như vậy, dụng ý là ở đâu? Chúng sanh ở Thế Giới ta bà đặc biệt là hiện tại dễ dàng phạm nhất là khẩu nghiệp. Khẩu tạo nghiệp gì? Thích phê bình người khác, không biết bản thân đang tạo khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp là vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Phê bình người khác, có lúc bốn loại này đều phạm mà bản thân họ lại không biết. Cho nên thiện hộ tam nghiệp đầu tiên là khẩu nghiệp, "Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá". Người khác phạm lỗi tí ti liền ác ý phê phán, quá đáng lắm. Không có lỗi lầm liền đặt ra lời đồn, đó là tội càng nặng hơn nữa. Có lỗi lầm phê phán đúng mức, thì đã có lỗi rồi. Vì sao vậy? Vì bạn không hậu đạo. Người trung hậu, thấy người có lỗi lầm không nói, khích lệ khuyến thiện, đây là người có lễ tiết. Bạn nhìn thấy người này, khuyên răn họ, họ có thể sửa có thể quay đầu, bạn sẽ khuyên họ. Lúc nào khuyên họ? Lúc không có người thứ ba đứng trước mặt, lúc này khuyên răn họ, có người thứ ba, họ cần thể diện, họ sẽ e ngại. Bản thân chúng ta phải giữ được điều gọi là "Tốt khoe xấu che". Người khác có điểm tốt chúng ta có thể tán thán, người khác có lỗi lầm không nói ra, khuyên họ phải sau lưng mọi người, không thể nói trước mặt mọi người. Họ sẽ cảm ơn, cảm ơn bạn, bạn đã giữ thể diện cho họ. Hơn nữa chỉ lỗi chỉ lần thứ nhất rồi lần thứ hai, không thể đến lần thứ ba, lần thứ hai lại khuyên mà không nghe sau này không nên nói nữa. Nếu nói nữa thì như thế nào? Nói nữa liền thành kẻ thù. Họ khởi oán hận với bạn, hà tất bạn phải thế? Cổ nhân nói rất hay: "Oan gia nên giải không nên kết", trong đời này không kết oán với người khác. Bất luận họ phạm tội lỗi gì thì đó đều là việc rất bình thường thôi. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! (Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa) Ân Sư Tịnh Không giảng
2
0 Yorumlar 0 hisse senetleri
LỊCH THÁNG