Là một Phật tử cố gắng sống và hành theo lời Đức Phật dạy mỗi ngày.
  • Kinh doanh tự do tại Online
  • Sống tại Hà Nội
  • Đến từ Miền Bắc
  • Nữ
Gần đây
  • Một người bạn Trung Hoa của tôi được giáo dục ở bên Anh đã kể cho nghe một câu chuyện chứng minh cho sự nhiệm mầu của lòng tin.
    “ Như anh biết đấy, tuy mẹ tôi là một phật tử, nhưng tôi được theo học các trường đạo Thiên chúa từ trước khi lên đại học, và rồi năm mười sáu tuổi tôi đã rửa tội, sau này lại lấy một người vợ theo đạo Thiên chúa nữa. Trải qua bao năm trường tôi là một tín đồ Thiên chúa thành tâm hết sức trong phạm vi có thể được của tôi, của một nhà địa chất học. Rồi chiến tranh lan tràn, rất nhiều người trí thức trong bọn tôi đã phải chạy trốn về miền tây trước khi quân Nhật tiến chiếm. Quê tôi đã phải chịu bao đau khổ vì những cuộc bạo hành, chém giết bừa bãi. Tôi không thể nào nghĩ đến quê tôi mà không cầm được nước mắt. Công việc của tôi làm cho chánh phủ thuộc chương trình phát triển kỹ nghệ đã khiến tôi nhiều lúc phải đi công tác ở những miền xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Quế Châu, có lần tôi đã phải đi tìm wolfram, một loại kim khí dùng trong bóng đèn trong một vùng đồi núi cách xa lộ gần nhất tới sáu, bẩy ngày đường đi bộ. Một hôm, trước khi dừng chân ăn trưa khoảng một tiếng đồng hồ, tôi tưởng lầm một con đường mòn nhỏ cho lừa đi là lối đi đúng, và rồi đã dần dần đi xa rời khỏi đám người khuân vác đồ đạc dụng cụ cho tôi. Biết đã đi lạc, nhưng bụng đói, lại thấy những đống phân lừa rải rác trên lối đi, nên tôi cứ tiến tới, tin chắc rằng con đường này rồi sẽ đưa tới nơi có người ở. Tôi cứ đi lên cao dần cho đến khi chung quanh tôi đầy những đám mây giăng mắc bao phủ, và tai tôi nghe những tiếng kêu quái lạ của những con thú rừng vang xuống từ những cây cao phía trên. Cứ một khúc quanh tôi lại mong chờ một cách vô vọng có thể thấy được ít nhất một cái rìu bỏ quên của một người tiều phu nào đó, nhưng lúc ấy tôi đã đi xa quá rồi nên không muốn quay trở về nữa. Tôi cần có thức ăn, cần một người dân địa phương nào đó hướng dẫn tôi đến nơi những người phu khuân vác của tôi.

    Cơn gió buốt như cắt da từ trên đỉnh núi cao thổi xuống, hoàng hôn bắt đầu kéo đến. Chung quanh tôi đầy những tiếng động kỳ lạ, có những tiếng như tiếng gió reo, suối chẩy, có những tiếng không cắt nghĩa được, nghe ai oán như tiếng ma kêu quỷ khóc. Mỗi bước đi tới tôi càng thêm sợ hãi, và đám sương mù cuồn cuộn bốc lên giữa những tảng đá càng lúc càng thêm dầy đặc. Nỗi sợ hãi thú dữ nổi lên ám ảnh tôi; còn thảo khấu, tuy đã nghe dân địa phương kể nhiều chuyện ghê gớm về họ, nhưng tôi không quan tâm lắm, vì lúc đó tôi chỉ mong gập bất cứ một người nào, thảo khấu hay không thảo khấu. Cuối cùng, quá sợ hãi tôi đã quỳ xuống bên vệ đường, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, tôi dốc hết lòng cầu nguyện vị thánh bảo hộ của tôi, thánh Bernadette, cầu xin cô bé dễ thương thùy mị (như tôi thường tưởng nhớ) đó hiện ra và đưa tôi tới nơi an lành. Trong ánh sáng lờ mờ còn sót lại, tôi cố đưa mắt khắp nơi tìm cô trong những tảng đá. Tôi tin rằng nếu cô không tới, chắc tôi sẽ phát điên lên mất, nếu không thì cũng bỏ mạng ở đây!

    Và rồi, tôi thấy cô đứng đó, trên một tảng đá nhỏ bằng phẳng, chiếc áo mầu xanh mỏng như tơ trời không lay động chút nào trong cơn gió núi vũ bão buốt giá. Tôi còn có thể thấy rõ ràng là cô đang mỉm cười, vì chung quanh người cô sáng bừng lên một vùng hào quang mờ ảo . Dần dần tôi nhận thấy có cái gì là lạ bất ngờ nơi mặt của cô. Và rồi tôi nhận ra điều đó—cô là một thánh nữ Bernadette Trung hoa! Mái tóc chải cao, với lớp nữ trang đeo chung quanh cổ, chiếc quần lụa trắng ẩn hiện dưới lớp áo dài mầu xanh xẻ đến ngang hông là trang phục của một cô gái quý phái Trung hoa hàng bao nhiêu thế kỷ về trước.

    “Lại đây anh!” cô bé nói bằng một giọng Quảng đông thánh thót, một giọng nói trẻ thơ quá nhỏ để có thể là của Bernadette, dù cho đó là Bernadette của buổi đầu tiên diện kiến Đức Mẹ, “Em sẽ chỉ cho anh một chỗ nghỉ an toàn và rồi ngày mai mọi sự sẽ tốt đẹp.”

    Cô dẫn tôi đi một đoạn đường ngắn, đến một cái hang cạn khuất gió. Đất ở nơi đó mềm mại như những giường nệm êm ấm nhất và tôi hầu như chắc chắn rằng tôi còn thấy có một tấm chăn bông bằng gấm, độn toàn tơ ấm áp, ngay lúc tôi nằm xuống ngủ theo lời ra lệnh của cô.
    Ngày hôm sau tôi thức dậy, sau một giấc ngủ dài ngon giấc, để thấy mặt trời đã lên cao trên ngọn cây. Không thấy bóng dáng giường nệm đâu cả và nền đất tôi đang nằm đó không mềm mại tí nào, mà lởm chởm và đầy đá sỏi, nhưng tôi đã ngủ thật ngon và ấm áp như đang ở trong phòng ngủ với mẹ tôi ở quê xưa yêu dấu, cách đây cả ngàn dậm đường. Trong khi tôi xuống một con suối gần đó rửa ráy, một đoàn lừa đi ngang qua đường mòn, với ba người phu cưỡi ở trên. Tôi đã dễ dàng thuyết phục được một người trong bọn họ bán cho tôi một ít bánh hấp đã lạnh – tôi chắc, có lẽ nếu tôi không trả tiền ông ta cũng sẵn sàng cho không—và rồi, với sự trợ giúp của ông ta, tôi gập lại được đoàn người của tôi trưa ngày hôm sau.
    Hơn một năm sau đó tôi vẫn cứ tin tưởng rằng tôi đã được thánh Bernadette cứu, tuy rằng tôi không hiểu tại sao cô ta lại quá nhỏ như thế và lại có hình dáng của một người Trung Hoa. Rồi một hôm, tình cờ tôi đến trú mưa tại một ngôi chùa hoang phế không xa tỉnh Chengtu là bao, ở đó, trong chánh điện nhỏ bé, tôi đã bắt gập một bức tượng Quan Aâm mầu sắc nhạt nhòa, vẽ ngài trong chiếc áo dài đơn giản mầu xanh, không có những nữ trang đính kèm. Ngồi trên bờ đá nhìn ra biển, hai bên ngài vẫn là hai thị vệ thường lệ là Thiện Tài và Long Nữ. Và kinh ngạc thay, tôi nhận ra ngay Long Nữ chính là “Bernadette” của tôi! Cả bộ áo dài xanh với quần trắng đó cũng y hệt, chỉ không có những nữ trang đeo ở cổ thôi. Nghĩ đến những nữ trang đó làm gợi lên trong ký ức tôi một bức hình tương tự treo trong phòng ngủ của mẹ tôi, trong đó vẽ Quan Aâm và Long Nữ với đầy đủ những nữ trang rực rỡ huy hoàng. Và như vậy đó! Bạn có thể nói là người cứu mạng tôi trong cái đêm rét mướt đó không phải là Bernadette hay Long Nữ, mà chỉ là một ký ức từ thời trẻ thơ đã đem lại ánh sáng cho tâm trí đang hãi hùng lúc đó. Và bạn cũng có thể đúng—một phần nào! Tuy nhiên, ký ức trẻ thơ không dẫn người ta đến những hang động lạ ẩn khuất, không làm cho đá sỏi trở thành những tấm nệm mượt mà, không biến không khí thành ra chăn bông và làm cho cơn lạnh buốt giá thành ra ấm áp được.
    Phải, một phần nào đó bạn có thể đúng. Chính đó là cái ký ức trong tâm . Cũng chính là Long Nữ, do Quan Âm nhủ lòng thương xót mà sai đến cứu tôi. Kể từ ngày đó tôi đã nghiên cứu những giáo lý sâu xa của Đại thừa về Mọi sự đều ở nơi Tâm, nên không thấy có điều gì xung đột giữa hai cách nhìn. Trong tình trạng tuyệt vọng tới mức không còn lý trí suy luận, tôi đã cầu nguyện được cứu giúp, và đã được cứu giúp ngay lúc đó – trong một dạng thích hợp với nội tại của tâm tôi. Long Nữ đã xuất hiện như một linh ảnh và gợi trong tâm tôi cái ấm áp, tiện nghi làm cho tôi có đủ sức lực để chống chọi lại cơn lạnh chết người lúc đó. Ai dám bảo rằng đó không phải là một phép lạ đem đến từ vị Bồ tát tôi đã kính ngưỡng từ hồi trẻ thơ? Tất cả những phép lạ đều như thế cả—đều biểu hiện xuyên qua tâm. Đúng thực là vị Bồ tát chính ngài đã không đích thân đến. Quá tế nhị để hiện ra trước một người đang kêu gọi một vị thánh ngoại lai, ngài đã cử Long Nữ đến cho thích hợp với hình ảnh một thánh nữ mà tôi đang trông đợi. Cho rằng sự may mắn của tôi lúc đó là nhờ những tác động nhiệm mầu của tâm, hay nhận rằng đó chính là Bồ tát đã cứu giúp tôi, đều chỉ là hai cách diễn giải một sự thật duy nhất mà thôi.”
    Lời bàn: Như Chư Tổ đã dạy: Tín là mẹ của muôn hạnh. Chỉ cần chúng ta có lòng tin, tu hành tinh tấn thì cảm ứng là không thể nghĩ bàn! Nam Mô A Di Đà Phật!

    Một người bạn Trung Hoa của tôi được giáo dục ở bên Anh đã kể cho nghe một câu chuyện chứng minh cho sự nhiệm mầu của lòng tin. “ Như anh biết đấy, tuy mẹ tôi là một phật tử, nhưng tôi được theo học các trường đạo Thiên chúa từ trước khi lên đại học, và rồi năm mười sáu tuổi tôi đã rửa tội, sau này lại lấy một người vợ theo đạo Thiên chúa nữa. Trải qua bao năm trường tôi là một tín đồ Thiên chúa thành tâm hết sức trong phạm vi có thể được của tôi, của một nhà địa chất học. Rồi chiến tranh lan tràn, rất nhiều người trí thức trong bọn tôi đã phải chạy trốn về miền tây trước khi quân Nhật tiến chiếm. Quê tôi đã phải chịu bao đau khổ vì những cuộc bạo hành, chém giết bừa bãi. Tôi không thể nào nghĩ đến quê tôi mà không cầm được nước mắt. Công việc của tôi làm cho chánh phủ thuộc chương trình phát triển kỹ nghệ đã khiến tôi nhiều lúc phải đi công tác ở những miền xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Quế Châu, có lần tôi đã phải đi tìm wolfram, một loại kim khí dùng trong bóng đèn trong một vùng đồi núi cách xa lộ gần nhất tới sáu, bẩy ngày đường đi bộ. Một hôm, trước khi dừng chân ăn trưa khoảng một tiếng đồng hồ, tôi tưởng lầm một con đường mòn nhỏ cho lừa đi là lối đi đúng, và rồi đã dần dần đi xa rời khỏi đám người khuân vác đồ đạc dụng cụ cho tôi. Biết đã đi lạc, nhưng bụng đói, lại thấy những đống phân lừa rải rác trên lối đi, nên tôi cứ tiến tới, tin chắc rằng con đường này rồi sẽ đưa tới nơi có người ở. Tôi cứ đi lên cao dần cho đến khi chung quanh tôi đầy những đám mây giăng mắc bao phủ, và tai tôi nghe những tiếng kêu quái lạ của những con thú rừng vang xuống từ những cây cao phía trên. Cứ một khúc quanh tôi lại mong chờ một cách vô vọng có thể thấy được ít nhất một cái rìu bỏ quên của một người tiều phu nào đó, nhưng lúc ấy tôi đã đi xa quá rồi nên không muốn quay trở về nữa. Tôi cần có thức ăn, cần một người dân địa phương nào đó hướng dẫn tôi đến nơi những người phu khuân vác của tôi. Cơn gió buốt như cắt da từ trên đỉnh núi cao thổi xuống, hoàng hôn bắt đầu kéo đến. Chung quanh tôi đầy những tiếng động kỳ lạ, có những tiếng như tiếng gió reo, suối chẩy, có những tiếng không cắt nghĩa được, nghe ai oán như tiếng ma kêu quỷ khóc. Mỗi bước đi tới tôi càng thêm sợ hãi, và đám sương mù cuồn cuộn bốc lên giữa những tảng đá càng lúc càng thêm dầy đặc. Nỗi sợ hãi thú dữ nổi lên ám ảnh tôi; còn thảo khấu, tuy đã nghe dân địa phương kể nhiều chuyện ghê gớm về họ, nhưng tôi không quan tâm lắm, vì lúc đó tôi chỉ mong gập bất cứ một người nào, thảo khấu hay không thảo khấu. Cuối cùng, quá sợ hãi tôi đã quỳ xuống bên vệ đường, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, tôi dốc hết lòng cầu nguyện vị thánh bảo hộ của tôi, thánh Bernadette, cầu xin cô bé dễ thương thùy mị (như tôi thường tưởng nhớ) đó hiện ra và đưa tôi tới nơi an lành. Trong ánh sáng lờ mờ còn sót lại, tôi cố đưa mắt khắp nơi tìm cô trong những tảng đá. Tôi tin rằng nếu cô không tới, chắc tôi sẽ phát điên lên mất, nếu không thì cũng bỏ mạng ở đây! Và rồi, tôi thấy cô đứng đó, trên một tảng đá nhỏ bằng phẳng, chiếc áo mầu xanh mỏng như tơ trời không lay động chút nào trong cơn gió núi vũ bão buốt giá. Tôi còn có thể thấy rõ ràng là cô đang mỉm cười, vì chung quanh người cô sáng bừng lên một vùng hào quang mờ ảo . Dần dần tôi nhận thấy có cái gì là lạ bất ngờ nơi mặt của cô. Và rồi tôi nhận ra điều đó—cô là một thánh nữ Bernadette Trung hoa! Mái tóc chải cao, với lớp nữ trang đeo chung quanh cổ, chiếc quần lụa trắng ẩn hiện dưới lớp áo dài mầu xanh xẻ đến ngang hông là trang phục của một cô gái quý phái Trung hoa hàng bao nhiêu thế kỷ về trước. “Lại đây anh!” cô bé nói bằng một giọng Quảng đông thánh thót, một giọng nói trẻ thơ quá nhỏ để có thể là của Bernadette, dù cho đó là Bernadette của buổi đầu tiên diện kiến Đức Mẹ, “Em sẽ chỉ cho anh một chỗ nghỉ an toàn và rồi ngày mai mọi sự sẽ tốt đẹp.” Cô dẫn tôi đi một đoạn đường ngắn, đến một cái hang cạn khuất gió. Đất ở nơi đó mềm mại như những giường nệm êm ấm nhất và tôi hầu như chắc chắn rằng tôi còn thấy có một tấm chăn bông bằng gấm, độn toàn tơ ấm áp, ngay lúc tôi nằm xuống ngủ theo lời ra lệnh của cô. Ngày hôm sau tôi thức dậy, sau một giấc ngủ dài ngon giấc, để thấy mặt trời đã lên cao trên ngọn cây. Không thấy bóng dáng giường nệm đâu cả và nền đất tôi đang nằm đó không mềm mại tí nào, mà lởm chởm và đầy đá sỏi, nhưng tôi đã ngủ thật ngon và ấm áp như đang ở trong phòng ngủ với mẹ tôi ở quê xưa yêu dấu, cách đây cả ngàn dậm đường. Trong khi tôi xuống một con suối gần đó rửa ráy, một đoàn lừa đi ngang qua đường mòn, với ba người phu cưỡi ở trên. Tôi đã dễ dàng thuyết phục được một người trong bọn họ bán cho tôi một ít bánh hấp đã lạnh – tôi chắc, có lẽ nếu tôi không trả tiền ông ta cũng sẵn sàng cho không—và rồi, với sự trợ giúp của ông ta, tôi gập lại được đoàn người của tôi trưa ngày hôm sau. Hơn một năm sau đó tôi vẫn cứ tin tưởng rằng tôi đã được thánh Bernadette cứu, tuy rằng tôi không hiểu tại sao cô ta lại quá nhỏ như thế và lại có hình dáng của một người Trung Hoa. Rồi một hôm, tình cờ tôi đến trú mưa tại một ngôi chùa hoang phế không xa tỉnh Chengtu là bao, ở đó, trong chánh điện nhỏ bé, tôi đã bắt gập một bức tượng Quan Aâm mầu sắc nhạt nhòa, vẽ ngài trong chiếc áo dài đơn giản mầu xanh, không có những nữ trang đính kèm. Ngồi trên bờ đá nhìn ra biển, hai bên ngài vẫn là hai thị vệ thường lệ là Thiện Tài và Long Nữ. Và kinh ngạc thay, tôi nhận ra ngay Long Nữ chính là “Bernadette” của tôi! Cả bộ áo dài xanh với quần trắng đó cũng y hệt, chỉ không có những nữ trang đeo ở cổ thôi. Nghĩ đến những nữ trang đó làm gợi lên trong ký ức tôi một bức hình tương tự treo trong phòng ngủ của mẹ tôi, trong đó vẽ Quan Aâm và Long Nữ với đầy đủ những nữ trang rực rỡ huy hoàng. Và như vậy đó! Bạn có thể nói là người cứu mạng tôi trong cái đêm rét mướt đó không phải là Bernadette hay Long Nữ, mà chỉ là một ký ức từ thời trẻ thơ đã đem lại ánh sáng cho tâm trí đang hãi hùng lúc đó. Và bạn cũng có thể đúng—một phần nào! Tuy nhiên, ký ức trẻ thơ không dẫn người ta đến những hang động lạ ẩn khuất, không làm cho đá sỏi trở thành những tấm nệm mượt mà, không biến không khí thành ra chăn bông và làm cho cơn lạnh buốt giá thành ra ấm áp được. Phải, một phần nào đó bạn có thể đúng. Chính đó là cái ký ức trong tâm . Cũng chính là Long Nữ, do Quan Âm nhủ lòng thương xót mà sai đến cứu tôi. Kể từ ngày đó tôi đã nghiên cứu những giáo lý sâu xa của Đại thừa về Mọi sự đều ở nơi Tâm, nên không thấy có điều gì xung đột giữa hai cách nhìn. Trong tình trạng tuyệt vọng tới mức không còn lý trí suy luận, tôi đã cầu nguyện được cứu giúp, và đã được cứu giúp ngay lúc đó – trong một dạng thích hợp với nội tại của tâm tôi. Long Nữ đã xuất hiện như một linh ảnh và gợi trong tâm tôi cái ấm áp, tiện nghi làm cho tôi có đủ sức lực để chống chọi lại cơn lạnh chết người lúc đó. Ai dám bảo rằng đó không phải là một phép lạ đem đến từ vị Bồ tát tôi đã kính ngưỡng từ hồi trẻ thơ? Tất cả những phép lạ đều như thế cả—đều biểu hiện xuyên qua tâm. Đúng thực là vị Bồ tát chính ngài đã không đích thân đến. Quá tế nhị để hiện ra trước một người đang kêu gọi một vị thánh ngoại lai, ngài đã cử Long Nữ đến cho thích hợp với hình ảnh một thánh nữ mà tôi đang trông đợi. Cho rằng sự may mắn của tôi lúc đó là nhờ những tác động nhiệm mầu của tâm, hay nhận rằng đó chính là Bồ tát đã cứu giúp tôi, đều chỉ là hai cách diễn giải một sự thật duy nhất mà thôi.” Lời bàn: Như Chư Tổ đã dạy: Tín là mẹ của muôn hạnh. Chỉ cần chúng ta có lòng tin, tu hành tinh tấn thì cảm ứng là không thể nghĩ bàn! Nam Mô A Di Đà Phật!
    1
    1 Bình luận 0 Chia sẻ
  • 4
    10 Bình luận 0 Chia sẻ
  • 1
    2 Bình luận 0 Chia sẻ
Xem thêm