- Habitant Hồ Chí Minh
- Du Hồ Chí Minh
- Nam
- 17/02/1992
- Suivi par 12 people
Informations de base
- Pháp Danh
Huệ Minh
Mises à jour récentes
- ÔM LÒNG HỦY BÁNG, HOẶC GIẢ ÔM LÒNG GHEN GHÉT, TÌM CÁCH NGĂN CẢN, NGƯỜI ĐÓ KHI CÓ THÂN, CÁC BỆNH NẶNG KÉO ĐẾN, NHÀ PHẬT GỌI LÀ HOA BÁO, QUÍ VỊ MANG QUẢ BÁO TRONG ĐỜI NÀY, BỞI THẾ CON NGƯỜI, SÔNG THEO NHÂN, NGHĨA, LỄ, TR,Í TÍN, LỤC PHỦ NGŨ TẠNG SẼ KHÔNG VẤN ĐỀ, SỨC KHỎE SỐNG LÂU, TẠI SAO CON NGƯỜI BẤT NHÂN BẤT NGHĨA, NGUYÊN NHÂN CHÍNH DO ĐÂU? DO LỖI KHÔNG HỌC THEO GIÁO DỤC THÁNH HIỀN, XA RỜI PHẬT PHÁP BẤT THIỆN LỚN DẦN, NẾU ĐỜI TRƯỚC ĐÃ TẠO NGHIỆP THÌ TRONG ĐỜI NÀY PHẢI CHỊU TAI NẠN VÀ BỆNH TẬT, NẰM NGỒI KHÔNG YÊN ,
“Ôm lòng huỷ báng, hoặc giả ôm lòng ghen ghét”, tìm cách ngăn cản. “Người đó khi có thân, các bệnh nặng kéo đến”, nhà Phật gọi là hoa báo, quý vị mang quả báo ngay trong đời này, phá hoại sức khoẻ của mình. Việc này, trong các buổi giảng chúng ta đã nhiều lần nói ra. Nếu tâm địa người đó không nhân từ, thường nóng giận, giận hờn thù oán, họ rất dễ mắc bệnh về gan, ngày nay gọi là ung thư gan. Nếu người nào bất nghĩa, rất dễ mang bệnh phổi; nếu người vô lễ, rất dễ mắc bệnh tim; người nào không giữ lòng tin, chuyên lừa người khác, họ dễ mắc bệnh bao tử; người ngu si, không có trí tuệ, dễ mắc bệnh thận, bệnh thận. Bởi thế con người, nếu sống theo nhân nghĩa lễ trí tín, lục phủ ngũ tạng sẽ không vấn đề, sức khoẻ sống lâu. Tại sao con người lại bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, vô tín, không trí, nguyên nhân chính là do đâu? Do lỗi không học theo giáo huấn Thánh hiền.
Trong Phật pháp không học kinh, không nghe pháp, dần dà xa cách tánh đức, bất thiện lớn dần, nên mới mắc những lỗi đó. Nếu nghiệp được tạo từ đời trước, ta đến thế gian này, sẽ bị thân thể khiếm khuyết như: mù, điếc, câm, ngọng, ngày nay chúng ta gọi đó là tàn tật. Khuyết tật đôi khi bẩm sinh, đôi lúc đã ra đời. Đã ra đời đa phần là do tai nạn, trong tai nạn ngày nay, phần lớn là tai nạn giao thông. “Quỉ mị làm trướng”, nghĩa là quỉ áp vong, mang đến vô số bệnh tật, khiến ta nằm ngồi không yên. Trong đời này: “Cầu sống không được, muốn chết không xong”, sống rất khổ sở. Tất cả những việc này xảy ra ngay trước mắt, chỉ cần chúng ta lưu tâm, có thể thấy được.
Nghĩ đến những điều trong kinh Phật nói, đối chiếu với những gì ta thấy, sẽ hiểu, Phật không nói sai. “Hoặc khiến cho chết”, họ chết, chết rồi đi đâu? Đến thẳng địa ngục. Trước mắt ngồi nằm không yên, lòng như lửa đốt, đấy là hoa báo. Chết đoạ tam đồ, đó là quả báo, quả báo khổ hơn. “Chịu khổ não lớn trong tám vạn kiếp”, đây là thí dụ, thời gian dài trong địa ngục, chịu khổ cực trong địa ngục tám vạn kiếp. “Trăm nghìn vạn kiếp không nghe đến tiếng uống ăn”. Khát không có nước uống, đói không thấy thức ăn, không phải thời gian ngắn, rất dài. Trăm nghìn vạn kiếp là số tượng trưng. “Lâu sau được ra”, tất nhiên họ sẽ có lúc chịu xong tội báo, chịu xong họ ra khỏi địa ngục, đi đâu sau khi ra khỏi địa ngục? Phần nhiều đến cõi súc sinh, họ đi làm trâu, làm ngựa, làm heo, làm dê. “Nói chung không khỏi bị người giết mổ”, mọi người ăn thịt chúng. “Chịu khổ rất nặng”, khi bị giết thì không thể kể hết nỗi khổ. “Sau được làm người”, tương lai cũng được trở lại loài người, phàm từ tam đồ thường đến cõi người. “Thường sinh hạ xứ”, có nghĩa họ không có phần trong xã hội thượng lưu. Họ sinh đến nhân gian, không có trí tuệ, ngu si, không có phước báo, nghèo khổ, phải chịu khổ trong kiếp người, đấy là gì? Phần bất thiện còn lại của tam ác đạo, chúng ta thường gọi là tập khí, do tập khí bất thiện mang lại.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG:
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA.
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏.Please log in to like, share and comment! - 0 Commentaires 0 parts
-
@radiobuddhism Buông quá khứ để nắm chặt hiện tại#minhniem
♬ nhạc nền - 𝙍𝙖𝙙𝙞𝙤📻ℬ𝓊𝒹𝒹𝒽𝒾𝓈𝓂 - 𝙍𝙖𝙙𝙞𝙤📻ℬ𝓊𝒹𝒹𝒽𝒾𝓈𝓂 -
-
@chay_decor Trong lòng luôn nghĩ đến điều thiện. Thì việc làm sẽ là việc thiện 🍀🍀 #chay_decor #chay_decor_nét_riêng_thanh_tịnh #Chuyenxetichcuc #tiktok
♬ nhạc nền - Tam Quốc Diễn Nghĩa - Tam Quốc Diễn Nghĩa -
- Nhẫn nhịn - Một đức tính cao đẹp
#nhannhinNhẫn nhịn - Một đức tính cao đẹp #nhannhin - A Mi Đà PhậtA Mi Đà Phật
-
Plus de lecture